Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng

57

Với giải Câu hỏi trang 60 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Từ trường dung lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 14: Từ trường dung lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ

Câu hỏi trang 60 Vật Lí 12: Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng. Khi cân bằng, kim nam châm nằm ở vị trí như Hình 14.11. Hãy xác định chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.

Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng Khi cân bằng

Lời giải:

Dựa vào màu sắc của kim nam châm xác định được chiều của đường sức từ xuất phát từ cực bắc (màu đỏ) đi vào cực nam (màu xanh). Sau đó sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều dòng điện từ trên xuống dưới (khum bàn tay phải theo hướng đường sức từ, choãi ngón tay cái 900 chỉ chiều dòng điện.)

Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phẳng vuông góc với dòng điện thẳng Khi cân bằng

Lý thuyết Đường sức từ

1. Từ phổ

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4) 

- Hình ảnh những đường tạo ra bởi các mạt sắt được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta thấy hình ảnh trực quan của từ trường

2. Đường sức từ

 Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của đường sức từ là chiều của véctơ cảm ứng từ

- Các đặc điểm của đường sức từ

+ Tại mỗi điểm trong từ trường, chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi

+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín

+ Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ dày hơn, nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ vẽ thưa hơn

- Xác định chiều của đường sức từ bằng nam châm thử hoặc quy tắc nắm bàn tay phải.

- Quy tắc nắm bàn tay phải:

+ Đối với dòng điện thẳng: Giơ ngón cái của bàn tay phải hướng theo chiều dòng điện, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay đó là chiều của đường sức từ.

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2) 

+ Đối với dòng điện tròn và ống dây: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá