Thí nghiệm 2. Chuẩn bị: Hộp nhựa có một mặt trong suốt, bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn

62

Với giải Hoạt động trang 58 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 14: Từ trường dung lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 14: Từ trường dung lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ

Hoạt động trang 58 Vật Lí 12:

Thí nghiệm 2

Chuẩn bị:

- Hộp nhựa có một mặt trong suốt, bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn.

- Ống dây gắn với hộp nhựa.

- Dây dẫn thẳng.

- Nguồn điện một chiều.

Tiến hành:

- Lắc nhẹ hộp nhựa có gắn ống dây sao cho các mạt sắt phân bố đều ở bên ngoài và bên trong lòng ống dây.

- Cho dòng điện chạy qua ống dây.

- Gõ nhẹ vào hộp nhựa để các mạt sắt phân bố ổn định (Hình 14.6).

Thí nghiệm 2 Chuẩn bị Hộp nhựa có một mặt trong suốt bên trong chứa dầu và mạt sắt

Tiến hành thí nghiệm tương tự với dây dẫn thẳng ta thu được hình ảnh như Hình 14.7.

Thí nghiệm 2 Chuẩn bị Hộp nhựa có một mặt trong suốt bên trong chứa dầu và mạt sắt

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả hình ảnh sự phân bố mạt sắt phân bố xung quanh dòng điện thẳng.

2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt bên trong ống dây và bên ngoài ống dây.

3. So sánh hình ảnh và sự phân bố mạt sắt ở bên ngoài ống dây với hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng.

Lời giải:

1. Hình ảnh sự phân bố mạt sắt phân bố xung quanh dòng điện thẳng là những vòng tròn đồng tâm.

2. Hình ảnh sự phân bố mạt sắt bên trong ống dây là những đường song song nhau và bên ngoài ống dây là những đường cong.

3. Hình ảnh và sự phân bố mạt sắt ở bên ngoài ống dây với hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng gần giống nhau.

Lý thuyết Đường sức từ

1. Từ phổ

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 4) 

- Hình ảnh những đường tạo ra bởi các mạt sắt được gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta thấy hình ảnh trực quan của từ trường

2. Đường sức từ

 Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với phương của véctơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của đường sức từ là chiều của véctơ cảm ứng từ

- Các đặc điểm của đường sức từ

+ Tại mỗi điểm trong từ trường, chỉ có thể vẽ được một đường sức từ đi qua và chỉ một mà thôi

+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín

+ Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó vẽ dày hơn, nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ vẽ thưa hơn

- Xác định chiều của đường sức từ bằng nam châm thử hoặc quy tắc nắm bàn tay phải.

- Quy tắc nắm bàn tay phải:

+ Đối với dòng điện thẳng: Giơ ngón cái của bàn tay phải hướng theo chiều dòng điện, khum bốn ngón tay kia xung quanh dây dẫn thì chiều từ cổ tay đến bốn ngón tay đó là chiều của đường sức từ.

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2) 

+ Đối với dòng điện tròn và ống dây: Khum bàn tay phải sao cho chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì chiều ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ

Lý thuyết Từ trường (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 1)

 
Đánh giá

0

0 đánh giá