Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3: Bài ca Trái Đất | Chân trời sáng tạo

82

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 3: Bài ca Trái Đất sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 3: Bài ca Trái Đất

Đọc: Bài ca Trái Đất trang 93, 94

Nội dung chính Bài ca Trái Đất:

Bài thơ là lời kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình, đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em khi quan sát tranh sau:

Bài ca Trái Đất lớp 5 (trang 93, 94, 95) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Bức tranh các bạn nhỏ nhiều màu da cùng hát bài ca gợi cho em nhiều suy nghĩa, cảm xúc thú vị và ý nghĩa. Nó gợi lên cảm giác hạnh phúc và niềm vui khi thấy sự đa dạng và đoàn kết. Đây là một hình ảnh khẳng định rằng mặc dù khác biệt về màu da, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của Trái Đất. Bức tranh này khuyến khích sự tôn trọng và hiểu biết giữa các dân tộc, góp phần vào sự hòa bình và phát triển bền vững của hành tinh chúng ta.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Bài ca Trái Đất

Trái Đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biến

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

Cùng bay nào, cho Trái Đất quay!

 

Trái Đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen,... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

 

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất

Tiếng cười ran cho Trái Đất không già

Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

Định Hải

Bài ca Trái Đất lớp 5 (trang 93, 94, 95) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

• Khói hình nấm: cột khói trông như cây nấm khổng lồ, sinh ra sau vụ nổ bom A, bom H.

• Bom H (bom khinh khí): loại bom có sức sát thương và phá hoại lớn hơn bom nguyên tử.

• Bom A (bom nguyên tử): loại bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu có gì đẹp?

Trả lời:

Bức tranh Trái Đất được tả trong khổ thơ đầu nhấn mạnh vẻ đẹp của Trái Đất, một hành tinh xanh biếc, với những hình ảnh như quả bóng xanh bay giữa trời xanh, tiếng chim gù thương mến và cánh chim vờn sóng biển.

Câu 2 (trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khổ thơ 2 khẳng định điều gì?

Trả lời:

Khổ thơ 2 khẳng định rằng Trái Đất là hành tinh của mọi người, bất kể da màu, quốc gia hay chủng tộc. Mọi người trên Trái Đất đều là nụ hoa trên cánh đất, tạo nên sự đa dạng và quý báu.

Câu 3 (trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Hai câu thơ sau gọi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

Tiếng hát vui giữ bình yên Trái Đất

Tiếng cười ran cho Trái Đất không già.

Trả lời:

Hai câu thơ cuối gợi lên cho em cảm giác niềm vui và hạnh phúc khi nghe tiếng hát và tiếng cười trên Trái Đất. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự mong muốn giữ gìn bình yên và hạnh phúc cho Trái Đất không bị già đi, không bị phá hủy bởi chiến tranh hay xung đột.

Câu 4 (trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhằm nhấn mạnh điều gì?

Trả lời:

Việc lặp lại hai câu thơ ở cuối mỗi khổ thơ nhấn mạnh vào ý nghĩa của sự đoàn kết và hạnh phúc chung của tất cả mọi người trên Trái Đất. Đó cũng là sự khẳng định rằng Trái Đất thuộc về mọi người và chúng ta cần phải bảo vệ và yêu quý nó.

Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Khúc ca hoà bình

(a) Tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch:

Gợi ý:

Bài ca Trái Đất lớp 5 (trang 93, 94, 95) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:

Bài ca Trái Đất lớp 5 (trang 93, 94, 95) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Truyện hoặc đoạn kịch đã đọc.

− Nhật kí đọc sách.

-?

d. Thi "Nhà sử học nhí": Kể và trao đổi về ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

e. Ghi chép tóm tắt về một truyện hoặc đoạn kịch được nghe bạn kể.

Trả lời:

Em tìm đọc một truyện hoặc một đoạn kịch và hoàn thành yêu cầu.

Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ trang 95, 96

Câu 1 (trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Những hàng dâu bánh tẻ ngợp trước mắt tôi. Dâu chưa cao bằng đầu người, nhưng cành dâu đâm tua tủa. Lá dâu loè xoè, to bản như lá trầu không. Xen giữa những luống dâu là từng vồng khoai lang dây đỏ tía, chạy dài theo thân đất, như nhiều đường kẻ sọc ken vào nhau, trên cùng một tấm vải.

Dương Thị Xuân Quý

a. Tìm từ được sử dụng lặp lại ở các câu.

b. Việc lặp lại từ tìm được ở bài tập a có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Từ được sử dụng lặp lại ở các câu: dâu

b. Việc lặp lại từ ở bài tập a có tác dụng liên kết các câu văn trong một đoạn văn.

Ghi nhớ

Trong đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau.

Để liên kết các câu trong một đoạn văn, ta có thể lặp lại trong câu đứng sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước.

Câu 2 (trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm từ ngữ được dùng lặp lại ở các câu trong mỗi đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng:

a. Từ những cảnh sầu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sâu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thắm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.

Theo Bảng Sơn

b. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thua. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.

Theo Nguyễn Phan Hách

Trả lời:

a. Từ ngữ được dùng lặp lại: hoa

=> Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn.

b. Từ ngữ được dùng lặp lại: nấm

=> Tác dụng: Để liên kết các câu trong một đoạn văn.

Câu 3 (trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thay mỗi □ bằng một từ ngữ đã dùng ở câu trước để các câu trong đoạn văn sau có sự liên kết:

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, □ nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái □ phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. □ mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng □ xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân □.

Theo Mai Văn Tạo

Trả lời:

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái nền phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân đước.

Câu 4 (trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 3 – 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích, trong đó có sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

Trả lời:

Cây bóng mát mà em thích là cây dừa. Cây dừa cao với nhiều tán lá xòe ra. Dưới tán cây dừa, không chỉ có cảm giác mát mẻ mà còn hương thơm dễ chịu. Mỗi lần đến gần cây dừa, em luôn cảm nhận được không khí trong lành và sự thư thái.

Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 97

Đề bài: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước.

Câu 1 (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn dựa vào kết quả bài tập 1 trang 92 và các gợi ý:

a. Câu mở đầu. Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về câu chuyện.

b. Các câu tiếp theo: Tình cảm, cảm xúc của em:

– Về nội dung.

+ Một nhân vật, sự việc quan trọng gây ấn tượng với em.

+ Về kết thúc của câu chuyện.

+?

– Về lời kể chuyện.

- ?

– Về ý nghĩa câu chuyện:

+ Bài học rút ra từ một nhân vật hay từ câu chuyện.

+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đề cập đến.

+?

c. Câu kết thúc: Suy nghĩ, cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.

Trả lời:

Câu chuyện mà em thích nhất là truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên. Câu chuyện đã cho em nhiều suy nghĩ về nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến em thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo cha lên rừng, nửa xuống biển cùng mẹ. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi “con Rồng cháu Tiên”, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Câu 2 (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết:

Sắp xếp ý

Viết câu

Chính tả

Dùng từ

?

Trả lời:

Em đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong đoạn văn đã viết.

Câu 3 (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ trong nhóm, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn:

Câu mở đoạn hấp dẫn.

Chọn được từ ngữ phù hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

Liên hệ được về ý thức, trách nhiệm của bản thân sau khi đọc câu chuyện.

?

Trả lời:

Em chia sẻ trong nhóm, nghe bạn nhận xét để hoàn chỉnh đoạn văn dựa vào gợi ý.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 97 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nói 2 – 3 câu để giới thiệu bài thơ “Bài ca Trái Đất” với người thân.

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện trang 97 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

"Bài ca Trái Đất" là một bài thơ tuyệt vời viết về tình yêu và lòng quý trọng đối với hành tinh của chúng ta. Nó tôn vinh vẻ đẹp của Trái Đất và kêu gọi mọi người hãy bảo vệ và giữ gìn hành tinh này. Bài thơ cũng thể hiện ý nghĩa của sự đoàn kết và hòa bình, khuyến khích mọi người sống hòa thuận và tôn trọng nhau.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 2: Thành phố Vì hoà bình

Bài 3: Bài ca Trái Đất

Bài 4: Miền đất xanh

Bài 5: Những con hạc giấy

Bài 6: Lễ hội đèn lồng nổi

Bài 7: Theo chân Bác

Đánh giá

0

0 đánh giá