Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 5: Những con hạc giấy | Chân trời sáng tạo

1.1 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 5: Những con hạc giấy sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 5: Những con hạc giấy

Đọc: Những con hạc giấy trang 102, 103

Nội dung chính Những con hạc giấy:

Văn bản kể về cô bé Xa-đa-kô, một nạn nhân của bom nguyên tử ở Hi-rô-si-ma, tin rằng gấp đủ một nghìn con hạc giấy sẽ giúp em khỏi bệnh. Mặc dù nhận được sự quan tâm và sự chia sẻ từ mọi người, Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, nhưng câu chuyện về em đã lan tỏa sự chú ý và hy vọng vào hòa bình. Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyền góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nói 2 – 3 câu giới thiệu về một nhân vật có ý chí, nghị lực mà em biết.

Trả lời:

Anh Nick Vujicic khi sinh ra đã không có tay và chân, cơ thể anh chỉ có mỗi phần thân và đầu. Nhưng không vì thế mà anh đầu hàng số phận, trở thành người tàn phế. Anh vẫn học cách bơi, học sử dụng máy vi tính và các công việc hàng ngày như đánh răng, viết lách, chải tóc,... chỉ với cơ thể mình.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Những con hạc giấy

Ngày 16 tháng 7 năm 1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.

Hai quả bom lần lượt ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tính đến cuối năm 1945, tổng số người chết vì hai quả bom và bị nhiễm phóng xạ nguyên tử đã lên đến nửa triệu.

Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, từ một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, sức khoẻ của em bị giảm sút nhanh chóng, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng,

Nằm trong bệnh viện nhằm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ nén đau, miệt mài gấp hạc. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật đã tới tắp gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô. Nhưng Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi, mặc dù em đã gấp được hơn một nghìn con hạc giấy.

Những con hạc giấy lớp 5 (trang 102, 103) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Xúc động trước cái chết của Xa-đa-kô, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyền góp tiền xây một đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Năm 1958, Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru (“Ngàn cánh hạc"), được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh đài tưởng niệm cao chín mét là tượng một bé gái – mô phỏng hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay. Dưới tượng đài khắc những lời tha thiết:

Chúng em kêu gọi

Chúng em nguyện cầu:

Hoà bình cho thế giới!

Những con hạc giấy lớp 5 (trang 102, 103) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Theo Những mẫu chuyện lịch sử thế giới

• Phóng xạ nguyên tử: loại chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ.

• Bệnh máu trắng: một dạng bệnh ung thư máu.

• Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Giới thiệu về cô ba Xa-xa-ki Xa-đa-kô:

Trước khi bị nhiễm phóng xạ.

Sau 10 năm nhiễm phóng xạ.

Trả lời:

Trước khi bị nhiễm phóng xạ, Xa-xa-ki Xa-đa-kô là một cô bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.

Sau 10 năm nhiễm phóng xạ, sức khoẻ của em giảm sút, phải nằm viện để chữa trị bệnh máu trắng.

Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm những từ ngữ và hình ảnh cho thấy Xa-đa-kô bình tĩnh và hi vọng mình sẽ khỏi bệnh.

Trả lời:

Từ ngữ và hình ảnh cho thấy Xa-đa-kô bình tĩnh và hi vọng mình sẽ khỏi bệnh là "nén đau, miệt mài gấp hạc" và "cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng".

Câu 3 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã làm những việc gì khi biết chuyện về Xa-đa-kô? Em có nhận xét gì về những việc làm đó?

Sau khi Xa-đa-kô mất đi.

Khi Xa-đa-kô nằm viện.

Trả lời:

Khi Xa-đa-kô nằm viện: Trẻ em Nhật Bản đã gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-kô khi biết chuyện về em.

Sau khi Xa-đa-kô mất đi: Học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.

=> Đây là những hành động ý nghĩa và biểu hiện tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái của cộng đồng.

Câu 4 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tóm tắt câu chuyện bằng 4 – 5 câu.

Trả lời:

Cô bé Xa-đa-kô, sau khi bị nhiễm phóng xạ, hy vọng sẽ khỏi bệnh bằng cách gấp hạc giấy. Mặc dù nhận được sự quan tâm và sự chia sẻ từ trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma, Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi. Tuy nhiên, tưởng niệm về Xa-đa-kô đã được thể hiện qua việc xây dựng Tượng đài Hoà bình cho trẻ em, còn được gọi là tháp Sen-ba-zu-ru, tại Công viên Hoà bình của thành phố Hi-rô-si-ma.

Câu 5 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài.

Trả lời:

Đọc dòng chữ khắc dưới chân tượng đài, em cảm thấy rất xúc động và biết ơn về lòng nhân ái và hy vọng vào hoà bình của con người. Lời kêu gọi và nguyện cầu "Hoà bình cho thế giới!" là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về tầm quan trọng của hòa bình và lòng hiếu khách giữa các dân tộc.

Cùng sáng tạo

Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Gấp hạc giấy và viết lên hạc giấy một điều ước hoặc thông điệp về thế giới hoà bình, hạnh phúc.

Trả lời:

Em tiến hành gấp hạc giấy và viết lên hạc giấy một điều ước hoặc thông điệp về thế giới hoà bình, hạnh phúc.

Ví dụ:

Điều ước: Em ước cho thế giới được sống trong hòa bình, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Mong rằng mọi người trên thế giới có thể cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình, nơi mà mọi người có thể phát triển và hạnh phúc.

Thông điệp: Hãy lan tỏa tình yêu thương và hiểu biết đến mọi người xung quanh. Hãy hòa nhập với nhau và giữ vững lòng tin vào sức mạnh của hòa bình. Mỗi bước chân nhỏ của chúng ta đều có thể đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người có thể cùng nhau sống hạnh phúc và bình yên.

Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với bạn về thông điệp đã viết.

Trả lời:

Em chia sẻ với bạn về thông điệp đã viết.

Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối trang 104, 105

Câu 1 (trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mùa xuân xuất hiện trên những chồi non lắm tắm. Cùng với mùa xuân là những hạt mưa bụi và hương bưởi, hương cau xôn xao. Nhưng bầy chim én vẫn vắng bóng vì chúng còn mải chơi ở tận phương nam. Đến khi chi gió gọi nhắc, chúng mới sực nhớ ra mình là sứ giả của mùa xuân. Thế là lũ én ríu rít nổi đuôi nhau trở về.

Võ Thu Hương

b. Sàn nhà rộng của người Ba Na cách mặt đất khoảng hai mét. Họ làm cầu thang dành cho nam ở bên trái, cầu thang dành cho nữ ở bên phải. Ngoài ra, ở chính giữa còn có cầu thang dành cho già làng.

Tô Kiến

– Mỗi từ ngữ được in đậm trong từng đoạn văn có tác dụng gì?

– Tìm thêm từ ngữ khác có tác dụng như các từ ngữ in đậm trong từng đoạn văn.

Trả lời:

- Mỗi từ ngữ được in đậm trong từng đọa văn có tác dụng liên kết các văm mạch lạc, chặt chẽ hơn.

- Những từ ngữ khác có tác dụng như các từ in đậm trong từng đoạn văn:

a.

+ Nhưng: Tuy nhiên, song, nhưng mà, tuy vậy,..

+ Thế là: Vậy nên, do đó, vậy là, vì vậy,..

b. Ngoài ra: bên cạnh đó, mặt khác, đồng thời,….

Để liên kết các câu trong đoạn văn, ta có thể dùng kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối: nhưng, ngoài ra, hơn nữa, mặt khác, đồng thời,…

Sử dụng kết từ và từ ngữ có tác dụng nối giúp cho mối liên kết giữa các câu trong đoạn văn mạch lạc, chặt chẽ hơn.

 

Câu 2 (trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xác định các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Ông tớ bảo nếu như cánh đồng là bộ mặt của làng, núi đồi là sức vóc của làng, thì con suối chính là linh hồn của làng. Còn bố tớ thì kể từ thời bố còn nhỏ đến giờ, con suối đã thay đổi nhiều rồi vì mùa mưa lũ suối lại bồi bên này và lở bên kia. Nhưng bụng suối vẫn chứa đầy tôm cá, chứa nước mát lành. Không những thế, bụng suối còn chứa cả những viên sỏi, viên đá lấp lánh thật đẹp.

Theo Văn Thành Lê

Trả lời:

Các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn: nếu như…thì…., vì, nhưng, không những thế.

Câu 3 (trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm một từ ngữ có tác dụng nối thay cho □ để liên kết các cầu trong mỗi đoạn văn sau:

a. Trời đang nắng chang chang. □ mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. □ mưa ào ào trút xuống.

Theo Hương Nhi

b. Mùa đông, những cành bàng khẳng khiu, trụi lá. □ khi mùa xuân đến, mỗi đầu cành bật ra một mầm bé xíu, xanh non. □ những mầm xanh ấy cứ mỗi ngày một lớn, xanh bóng dưới ánh mặt trời.

Theo Thuỵ Quân

Trả lời:

a. Trời đang nắng chang chang. Bỗng mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối sầm lại. Đồng thời, mưa ào ào trút xuống.

b. Mùa đông, những cành bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng khi mùa xuân đến, mỗi đầu cành bật ra một mầm bé xíu, xanh non. Và những mầm xanh ấy cứ mỗi ngày một lớn, xanh bóng dưới ánh mặt trời.

Câu 4 (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 3 – 4 câu về sự thay đổi của bầu trời, cây cối,... khi mùa xuân đến, trong đó có sử dụng từ ngữ có tác dụng nối để liên kết các câu. Chỉ rõ các từ ngữ đã được sử dụng.

Trả lời:

Khi mùa xuân đến, bầu trời thường trở nên sáng đẹp hơn, ánh nắng mặt trời dịu dàng và mây trắng bồng bềnh, tạo nên một khung cảnh tươi mới cho môi trường xung quanh. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi, từ những cành khô khan của mùa đông, chúng bắt đầu bung ra những búp non xanh mướt, đánh dấu sự tái sinh và sự sống mới của tự nhiên. Chúng bắt đầu nở rộ những bông hoa, tô điểm cho khung cảnh xung quanh bằng sắc màu tươi sáng và hương thơm dễ chịu. Những thay đổi này không chỉ làm cho môi trường trở nên sống động hơn, mà còn tạo ra một cảm giác mới mẻ và hứng khởi trong lòng mọi người.

Từ ngữ nối: Khi, từ, và, không chỉ….mà còn...

Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ trang 105

Câu 1 (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Dựa vào kết quả bài tập 2 trang 101, tìm, sắp xếp và ghi lại những ý chính cho đoạn văn.

Gợi ý:

– Giới thiệu bài thơ:

+ Tên bài

+ Tên tác giả

+ Chủ đề của bài thơ

+ ?

– Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em:

+ Về nội dung.

Gần gũi

Quen thuộc

?

+ Về nghệ thuật:

Từ ngữ gợi tả âm thanh, màu sắc,....

Hình ảnh đẹp

Biện pháp nghệ thuật: so sánh; nhân hoá; điệp từ, điệp ngữ

?

– Bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa hoặc những điều gọi ra sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ một cách thật sinh động. Cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn. Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh vật thiên nhiên hiện lên mang vẻ thanh bình. Nhưng để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh cuối bài thơ - “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Câu 2 (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 1 – 2 câu giới thiệu bài thơ mà em thích.

Trả lời:

Bài thơ “Việt Nam Quê Hương Ta” của tác giả Quang Dũng là một bức tranh tuyệt vời về vẻ đẹp và tình cảm sâu lắng dành cho quê hương Việt Nam. Thông qua những dòng thơ đầy tình cảm và sức sống, tác giả đã tả lên hình ảnh của một Việt Nam yêu dấu, với những cảnh đẹp hùng vĩ và những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể lại câu chuyện “Những con hạc giấy” cho người thân.

Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ trang 105 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Chuyện "Những con hạc giấy" kể về cô bé Xa-đa-kô, một nạn nhân của cuộc tấn công bằng bom nguyên tử ở Hi-rô-si-ma vào năm 1945. Sau khi thành phố bị tàn phá, Xa-đa-kô bị nhiễm phóng xạ, và sức khoẻ của em dần suy giảm.

Trong thời gian nằm viện, Xa-đa-kô tin rằng nếu cô gấp đủ một nghìn con hạc giấy, thì em sẽ khỏi bệnh. Tin tưởng này đã khiến cô bé miệt mài gấp hạc giấy từng ngày. Dù nhận được sự quan tâm và sự chia sẻ từ trẻ em Nhật Bản và học sinh thành phố Hi-rô-si-ma, Xa-đa-kô vẫn không qua khỏi.

Tuy nhiên, câu chuyện về Xa-đa-kô đã lan tỏa khắp nơi và tạo ra sự chú ý lớn. Học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng niệm cho những nạn nhân của bom nguyên tử. Trong tượng đài, một cô bé được mô phỏng giữ một con hạc lớn, đại diện cho Xa-đa-kô và hy vọng vào hòa bình.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Miền đất xanh

Bài 5: Những con hạc giấy

Bài 6: Lễ hội đèn lồng nổi

Bài 7: Theo chân Bác

Bài 8: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai

Bài 1: Lời hứa

Đánh giá

0

0 đánh giá