Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 1: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào | Chân trời sáng tạo

1.3 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 1: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 1: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào

Đọc: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào trang 8, 9

Nội dung chính Điều kì diệu dưới những gốc anh đào:

          Bài đọc kể về câu chuyện gặp gỡ giữa Uyên và bạn nhỏ mới quen. Hai bạn đã trồng thêm hoa dưới những gốc cây non. Mùa xuân năm sau, Uyên cùng mẹ và các cô chú trở lại Tây Nguyên nhìn thấy những bông hoa đã bung nở. Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 8 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát sau:

Điều kì diệu dưới những gốc anh đào lớp 5 (trang 8, 9) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

          Em cảm thấy vui tươi, yêu đời, yêu cây xanh và ý thức được mình nên trồng cây vì cây xanh mang lại nhiều điều tốt đẹp.

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào

Mùa xuân này, Uyên được cùng các bạn của mẹ trồng hàng cây anh đào bên bờ một con suối trên quê hương Tây Nguyên. Em nhận việc bê cây giống đặt vào những cái hố đã đào để các cô chú vun gốc.

Gần trưa, một bạn nhỏ đến gần, bắt chuyện với Uyên:

– Mình có thể trồng thêm hoa dưới những gốc cây non này được không? Bạn nhỏ xoè ra nằm hạt giống nhỏ li ti:

– Đây là hạt hoa sao! – Cô bạn giải thích – Chúng rất dễ trồng. Chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm, nảy nhánh. Mùa xuân năm sau, nếu bạn trở lại, hẳn sẽ rất bất ngờ. Kìa, nó kia!

Uyên nhìn theo hướng tay cô bạn chỉ. Một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng.

Uyên đã thấm mệt nhưng sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn. Hai đứa tỉ mẩn gieo những nhúm hạt xuống từng gốc cây. Xong việc, cô bạn vẫy đôi bàn tay gầy gò, cười tươi như nắng toả chào Uyên.

Điều kì diệu dưới những gốc anh đào lớp 5 (trang 8, 9) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Mùa xuân năm sau, Uyên cùng mẹ và các cô chú trở lại Tây Nguyên. Cả đoàn hẹn nhau ra bờ suối thăm hàng cây trồng năm ngoái.

Những cây anh đào đã cao ngang người lớn, nhưng chưa đơm hoa. Cả đoàn ngỡ ngàng khi thấy dưới những vòm lá anh đào xanh mướt, từng vạt hoa tim tím bung nở như những thảm sao. Mọi người không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa như đến từ giấc mơ nào đó. Chỉ Uyên biết chính xác là loài hoa ấy đến từ đâu. Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần. Ý tưởng của bạn đã đem đến cho Uyên và mọi người một điều bất ngờ trong những ngày xuân mới.

Theo Võ Thu Hương

Điều kì diệu dưới những gốc anh đào lớp 5 (trang 8, 9) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

• Anh đào một loại cây trồng để làm cảnh, hoa thường có ba màu trắng, hồng, đỏ, nở rộ vào tháng Ba và tháng Tư.

• Sao: một loại cây thân thấp, mảnh khảnh, thường mọc thành bụi, hoa có năm cảnh, nhỏ li ti.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen.

Trả lời:

Gần trưa, một bạn nhỏ đến gần và hỏi Uyên có thể trồng thêm hoa dưới những gốc cây non này không. Bạn nhỏ xoè ra nằm hạt giống nhỏ li ti và giải thích đó là hạt hoa sao, rất dễ trồng, chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm, nảy nhánh. Nói rồi cô bạn chỉ cho Uyên một vài khóm hoa sao màu tím hồng nhỏ li ti xôn xao trong nắng.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Vì sao bạn nhỏ thuyết phục Uyên?

Trả lời:

Bạn nhỏ thuyết phục Uyên vì hoa sao rất dễ trồng, chỉ cần xới đất, bỏ hạt xuống và lấp lại, cây sẽ tự mọc mầm, nảy nhánh.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của hai bạn khi gieo hạt.

Trả lời:

Những chi tiết thể hiện cảm xúc của hai bạn khi gieo hạt:

- Sự hào hứng của bạn khiến em phấn chấn hơn.

- Tỉ mẩn gieo những nhúm hạt xuống từng gốc cây.

- Vẫy đôi bàn tay gầy gò, cười tươi như nắng toả chào Uyên.

Câu 4 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Mọi người có suy nghĩ, hành động gì khi nhìn thấy từng vật hoa tím bung nở dưới những gốc cây?

Mẹ và các cô chủ

 

Uyên

 

Trả lời:

Mẹ và các cô chủ

- Ngỡ ngàng khi thấy dưới những vòm lá anh đào xanh mướt, từng vạt hoa tim tím bung nở như những thảm sao.

- Không ngớt lời khen ngợi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa như đến từ giấc mơ nào đó.

Uyên

- Uyên biết chính xác là loài hoa ấy đến từ đâu.

- Uyên thầm cảm ơn cô bạn nhỏ em mới gặp một lần. Ý tưởng của bạn đã đem đến cho Uyên và mọi người một điều bất ngờ trong những ngày xuân mới.

Câu 5 (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Em học được những điều gì từ câu chuyện trên?

Trả lời:

Em học được mình cần trồng cây xanh vì cây xanh mang lại nhiều điều tốt đẹp.

Cùng sáng tạo

Câu hỏi (trang 9 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tưởng tượng, đóng vai Uyên và người bạn mới để cùng trò chuyện khi gặp lại nhau dưới những gốc anh đảo.

Trả lời:

- Uyên: Nhìn kìa! Hoa nở rồi cậu ơi! Đẹp quá!

- Người bạn mới: Hoa đẹp lắm đúng không nào?

- Uyên: Đúng vậy! Cảm ơn cậu đã cùng tớ trồng những bông hoa xinh đẹp này! Mọi người đều rất yêu thích nó!

- Người bạn mới: Không có gì! Trồng hoa làm đẹp cho đời mà! Chúng mình cùng trồng thêm nhiều hoa nữa nhé!

Luyện từ và câu: Câu đơn và câu ghép trang 10

Câu 1 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Mùa đông đến. Gió bắc hun hút, trời rét căm căm. Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại. Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên. Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá. Đàn chim gáy cũng bay về. Chúng tha thẩn nhặt thóc.

Theo Hà Lương

a. Đoạn văn có mấy câu?

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.

c. Xếp các câu vào nhóm thích hợp:

Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành).

 

Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại với nhau tạo thành).

 

Trả lời:

a. Đoạn văn có 7 câu.

b.

Mùa đông/ đến.

CN           VN

Gió bắc/ hun hút, trời rét/ căm căm.

CN           VN       CN       VN

Rặng xoan/ trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả/ ngả sang

CN                                           VN                       CN                       VN

màu vàng sậm và khô tóp lại.

Lúa/ đang kì chín rộ nên thôn xóm/ nhộn nhịp hẳn lên.

CN              VN                CN                      VN

Lũ sẻ non/ theo bố mẹ ra đồng, chúng/ ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá.

     CN                   VN              CN                                 VN

Đàn chim gáy/ cũng bay về.

          CN              VN

Chúng/ tha thẩn nhặt thóc.

CN              VN

c.

Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành).

- Mùa đông đến.

- Đàn chim gáy cũng bay về.

- Chúng tha thẩn nhặt thóc.

Câu ghép (câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ ghép lại với nhau tạo thành).

- Gió bắc hun hút, trời rét căm căm.

- Rặng xoan trút xuống những chiếc lá cuối cùng, những chùm quả ngả sang màu vàng sậm và khô tóp lại.

- Lúa đang kì chín rộ nên thôn xóm nhộn nhịp hẳn lên.

- Lũ sẻ non theo bố mẹ ra đồng, chúng ríu rít giành thóc rơi với đàn chim ri đá.

Câu 2 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Có thể tách các cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn được không ? Vì sao?

Trả lời:

Không thể thể tách các cụm chủ ngữ – vị ngữ trong các câu ghép ở bài tập 1 thành các câu đơn.

Mỗi vế câu thể hiện một ý và có quan hệ chặt chẽ với vế khác trong câu.

Ghi nhớ

Câu đơn là câu do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành.

Câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ – vị ngữ (về câu) ghép lại với nhau tạo thành. Mỗi vế câu thể hiện một ý và có quan hệ chặt chẽ với vế khác trong câu.

Câu 3 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp lóa nắng. Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông. Lúc này, cánh đồng đẹp như một tấm thảm. Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô.

Khánh Nam

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.

b. Chỉ ra các câu ghép trong đoạn văn.

Trả lời:

a.

Mặt trời/ lên, cả cánh đồng/ lấp lóa nắng.

CN         VN         CN              VN

Trời/ càng nắng, lúa/ càng sẫm lại, trĩu bông.

CN    VN          CN        VN

Lúc này, cánh đồng/ đẹp như một tấm thảm.

                   CN              VN

Mỗi khi có gió, những bông lúa/ ngả đầu vào nhau, sóng lúa/ nhấp nhô.

                             CN                       VN                 CN           VN

b.

Các câu ghép trong đoạn văn:  

- Mặt trời lên, cả cánh đồng lấp lóa nắng.

- Trời càng nắng, lúa càng sẫm lại, trĩu bông.

- Mỗi khi có gió, những bông lúa ngả đầu vào nhau, sóng lúa nhấp nhô.

Câu 4 (trang 10 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 10 (Câu đơn và câu ghép) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

- Nhờ trời/ nắng nên muôn hoa/ đua nở.

          CN  VN                CN   VN

- Vào giờ ra chơi, sân trường/ nhộn nhịp, các bạn học sinh/ nô đùa.

                               CN            VN              CN                 VN

Viết: Bài văn tả người trang 11, 12

Câu 1 (trang 11 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Bà nội

Trong nhà, bà nội là người gần gũi với chị em tôi hơn cả.

Với chị em tôi, bà đẹp đúng như cái tên cụ nội đặt cho: Tuyết Mai. Dáng người dong dỏng, làn da trắng nên nhìn bà trẻ hơn so với tuổi bảy mươi. Mái tóc bà còn đen và rất dày, luôn được búi gọn sau gáy bằng một chiếc trầm hình bông mai trắng. Mắt bà đã có nếp nhăn nhưng ánh nhìn vẫn dịu dàng, chan chứa yêu thương.

Những ngày cuối tuần, bà luôn đóng vai “bếp trưởng". Cả nhà tôi đứng xung quanh, tíu tít phụ bà rửa rau, sắp bát,... Đôi tay bà thoăn thoắt, vừa nấu vừa chỉ cho mẹ và tôi cách làm thế nào để có nồi nước dùng trong, làm sao để tỉa được quả ớt thành bông hoa có năm cánh cong cong.

Tối tối, trước khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho hai chị em tôi nghe. Qua giọng kể ấm áp của bà, thế giới của cô Tấm, bà tiên, ông bụt,... trở nên thật hấp dẫn.

Tuổi thơ của chúng tôi thật ngọt ngào và nhiều màu sắc vì luôn có bà ở bên. Có lẽ, những món ăn và câu chuyện của bà sẽ theo chị em tôi mãi đến sau này.

                                                                                                                                        Hoài Vũ

Bài văn tả người trang 11, 12 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Bài văn tả ai?

b. Xác định các đoạn văn và nội dung của mỗi đoạn:

Bài văn tả người trang 11, 12 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Mỗi đoạn văn đã xác định ở bài tập b thuộc phần nào của bài văn tả người?

Mở bài

Thân bài

Két bai

d. Ở phần thân bài, tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của bà? Theo em, lựa chọn ấy có phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

a. Bài văn tả bà nội

b.

- Đoạn 1: Từ đầu đến “hơn cả” => Giới thiệu bà nội.

- Đoạn 2: Từ “Với chị em tôi” đến “chan chứa yêu thương” => Tả ngoại hình của bà nội.

- Đoạn 3: Từ “Những ngày cuối tuần” đến “năm cánh cong cong” => Tả hoạt động của bà.

- Đoạn 4: Từ “Tối tối” đến “thật hấp hẫn” => Tả hoạt động của bà.

- Đoạn 5: Đoạn còn lại => Nêu cảm nghĩ về bà.

Ghi nhớ

Bài văn tả người thường gồm ba phần:

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả.

2. Thân bài:

– Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về vóc dáng, trang phục, khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt,...).

– Tả hoạt động, tính tình (thông qua lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử....).

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Câu 2 (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm trong phần thân bài của bài văn “Bà nội”:

Bài văn tả người trang 11, 12 lớp 5 | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

- Từ ngữ tả hình dáng:

+ Dáng người: dong dỏng

+ Làn da: trắng

+ Mái tóc: đen và rất dày, luôn được búi gọn sau gáy bằng một chiếc trâm hình bông hoa mai trắng.

+ Mắt: có nếp nhăn nhưng ánh nhìn vẫn dịu dàng, chan chứa yêu thương.

- Từ ngữ tả hoạt động:

+ Đóng vai “bếp trưởng”

+ Đôi tay: thoăn thoắt, vừa nấu vừa chỉ

+ Thường kể chuyện.

+ Giọng kể ấm áp.

Câu 3 (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết 1 – 2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân.

Trả lời:

Mẹ em rất hiền lành. Mẹ có mái tóc dài và làn da trắng.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 12 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tưởng tượng, nói 2 – 3 câu về vùng đất Tây Nguyên trong bài đọc “Điều kì diệu dưới những gốc anh đào” khi những cây anh đào đã lớn.

Trả lời:

Vùng đất Tây Nguyên mới đẹp làm sao! Những cây anh đào cao vút, cành lá xum xuê đầy sức sống. Dưới gốc cây là bạt ngàn những bông hoa sao tím hồng lấp lánh.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Điều kì diệu dưới những gốc anh đào

Bài 2: Giờ Trái Đất

Bài 3: Mùa xuân em đi trồng cây

Bài 4: Rừng xuân

Bài 5: Bầy chim mùa xuân

Bài 6: Thiên đường của các loài động vật hoang dã

Đánh giá

0

0 đánh giá