Hãy tìm hiểu quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy và thực hiện các yêu cầu sau

82

Với giải Hoạt động trang 95 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 20: Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại

Hoạt động trang 95 Hóa học 12: Hãy tìm hiểu quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu vai trò của cryolite trong quá trình điện phân.

2. Tại sao sau một thời gian, cần phải thay cực dương của bình điện phân. Viết các phương trình hoá học để giải thích.

Lời giải:

1. Vai trò của cryolite trong quá trình điện phân:

+ Tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy;

+ Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3;

+ Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al2O3 nóng chảy.

2. Trong quá trình điện phân, O2 sinh ra tại cực dương, tại đây xảy ra phản ứng ăn mòn điện cực than chì: C + O2 → CO2.

Do đó, sau một thời gian người ta thấy cực dương bị ăn mòn và phải thay thế.

Lý thuyết Các phương pháp tách kim loại

1. Nguyên tắc

Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne M

2. Tách kim loại hoạt động hóa học mạnh – Điện phân nóng chảy

a) Điện phân oxide nóng chảy

b) Điện phân muối chloride nóng chảy

3. Tách kim loại hoạt động trung bình, yếu

a) Phương pháp nhiệt luyện

- Nguyên tử: Khử các oxide kim loại ở nhiệt độ cao bằng chất khử như C, CO,…

- Những kim loại có độ hoạt động trung bình, yếu như Zn, Fe, Sn, Pb, Cu,… thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

b) Phương pháp điện phân dung dịch

Kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu có thể được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối của chúng.

c) Phương pháp thủy luyện

Cơ sở của phương pháp này là dùng những dung dịch thích hợp như dung dịch H2SO4, NaOH, NaCN,… để hòa tan kim loiạ hoặc hợp chất của kim loại, tách phần không tan ra khỏi dung dịch.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá