Với giải Câu hỏi 2 trang 102 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Câu hỏi 2 trang 102 KHTN 9: Lấy ví dụ minh hoạ sự khác nhau giữa kim loại và phi kim về tính chất vật lí và tính chất hoá học.
Trả lời:
* Sự khác nhau về tính chất vật lí:
- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.
Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.
- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
Ví dụ:
Đơn chất phi kim |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Đơn chất kim loại |
Nhiệt độ nóng chảy (oC) |
Nhiệt độ sôi (oC) |
Oxygen |
-218,4 |
-183,0 |
Nhôm |
660,3 |
2 518,0 |
Chlorine |
-101,5 |
-34,7 |
Sắt |
1 535,0 |
2 861,0 |
Lưu huỳnh |
106,8 |
444,7 |
Đồng |
1 084,6 |
2 561,5 |
- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.
Ví dụ:
- Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.
- Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.
* Sự khác nhau về tính chất hoá học:
- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.
Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:
Na → Na+ + 1e;
Cl + 1e → Cl−
- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.
Ví dụ:
S + O2 SO2 (oxide acid)
2Cu + O2 2CuO (oxide base)
Xem thêm các lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Em có thể trang 102 KHTN 9: Biết được vai trò của than hoạt tính trong các máy lọc nước...
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại