Với giải Luyện tập trang 120 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 18: An toàn phóng xạ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí 12 Bài 18: An toàn phóng xạ
Luyện tập trang 120 Vật Lí 12: Tìm hiểu và trình bày một số nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe mà những nhân viên bức xạ (những người làm việc trực tiếp với nguồn phóng xạ) có thể gặp phải.
Lời giải:
- Buồn nôn, nôn: được xem là triệu chứng điển hình của giai đoạn đầu khi bị nhiễm phóng xạ. Người có triệu chứng này sau khi tiếp xúc với các tia bức xạ rất dễ bị tử vong;
- Chảy máu không rõ nguyên nhân: chảy máu mũi, chảy máu răng lợi, khoang miệng, nội tạng và thậm chí nôn ra máu,...
- Đi ngoài ra máu: các tế bào nhiễm phóng xạ gây kích thích thành ruột và có thể dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu.
- Da bị bong tróc: vùng da bị phơi nhiễm với các tia bức xạ có nguy cơ cao dẫn đến nóng rát, nổi mụn nước, da chuyển thành màu đỏ, tổn thương tương tự như bị phơi nắng quá lâu;
- Rụng tóc: phơi nhiễm phóng xạ làm tổn thương chân tóc, chân lông. Trong trường hợp lượng phóng xạ nhiễm nhiều, người bệnh có thể bị rụng tóc số lượng lớn trong thời gian ngắn;
- Mệt mỏi: cơ thể mệt mỏi, suy yếu một cách nhanh chóng, lượng hồng cầu trong máu giảm có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, tăng nguy cơ bị hôn mô.
- Dễ bị viêm nhiễm: ảnh hưởng của các tia bức xạ làm suy giảm lượng bạch cầu trong cơ thể, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh lí viêm nhiễm.
Lý thuyết Quy tắc an toàn phóng xạ
Ba quy tắc an toàn phóng xạ:
- Thời gian phơi nhiễm: Ảnh hưởng của bức xạ lên cơ thể sống càng lớn khi thời gian phơi nhiễm với nguồn phóng xạ càng dài. Việc giảm thời gian phơi nhiễm rất quan trọng. Do đó cần bố trí thời lượng công việc phù hợp để giảm thiểu thời gian phơi nhiễm với nguồn phóng xạ.
- Khoảng cách đến nguồn phóng xạ: Sự ảnh hưởng của phóng xạ lên cơ thể chúng ta giảm khi khoảng cách đến nguồn phóng xạ tăng lên. Vì vậy, khi cần thao tác trực tiếp với nguồn phóng xạ, ta cần đảm bảo khoảng cách an toàn bằng việc sử dụng các kẹp dài, các phương tiện điều khiển từ xa hoặc cánh tay robot (Hình 18.5).
- Che chắn phóng xạ: Như đã biết, các tia phóng xạ có thể được chặn lại bằng những vật liệu phù hợp. Do đó, việc che chắn phóng xạ có thể được thực hiện bằng cách trang bị các màn chắn như tường bê tông, cửa chì có độ dày cần thiết, trang phục bảo hộ (mắt kính, găng tay, quần áo bảo hộ có chì) như Hình 18.6.
Khi phát hiện ô nhiễm phóng xạ, ta cần thông báo ngay với người phụ trách an toàn phóng xạ hoặc chính quyền địa phương. Một quy tắc quan trọng khi xảy ra tình trạng ô nhiễm phóng xạ khẩn cấp là cần theo dõi chặt chẽ tình hình qua các phương tiện truyền thông và tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương.
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều
Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử
Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân