Tìm hiểu về lịch sử khám phá hạt proton và neutron trong hạt nhân

111

Với giải Vận dụng trang 99 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Vận dụng trang 99 Vật Lí 12Tìm hiểu về lịch sử khám phá hạt proton và neutron trong hạt nhân.

Lời giải:

Hạt proton: Lịch sử Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro.

Hạt neutron: Trong khi tiến hành một thí nghiệm vào năm 1932, James đã tiến hành một thử nghiệm tán xạ các hạt alpha bằng cách bắn phá các hạt này bằng tia berili. Sau đó ông phát hiện ra bên trong hạt nhân nguyên tử có các hạt trung tính, mà sau này ông đặt tên là hạt neutron.

Lý thuyết Hạt nhân của nguyên tử

Cấu tạo hạt nhân

Các kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ rằng hạt nhân của nguyên tử được tạo nên bởi các hạt proton và neutron, trong đó:

- Proton được kí hiệu là p, mang điện tích dương, có độ lớn đúng bằng điện tích nguyên tố qp = +e  1,6.10-19 C và có khối lượng mp  1,673.10-27 kg.

- Neutron được kí hiệu là n, trung hoà về điện, có khối lượng mn  1,675.10-27 kg.

Số proton trong hạt nhân Z là số hiệu nguyên tử, bằng số thứ tự của nguyên tố đang xét trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

Tổng số các nucleon trong hạt nhân được gọi là số khối: A = Z + N

với N là số neutron trong hạt nhân.

Kí hiệu hạt nhân

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Đồng vị

Các hạt nhân đồng vị có cùng số proton Z nhưng khác số neutron N

Ví dụ: Hydrogen có ba đồng vị: hydrogen thường 11H; hydrogen nặng 12H còn gọi là deuterium (12D); hydrogen siêu nặng 13H còn gọi là tritium (13T).

Kích thước hạt nhân

Hạt nhân của nguyên tử được xem gần đúng là một quả cầu có bán kính r. Bán kính của hạt nhân được xác định gần đúng bởi công thức:

r1,2A13fm

A là số khối, 1fm = 10-15 m.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá