Hình 13.3 là mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản, bao gồm khung dây (1) được đặt trong từ trường của nam châm

66

Với giải Câu hỏi 2 trang 85 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Đại cương về dòng điện xoay chiều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 13: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Câu hỏi 2 trang 85 Vật Lí 12Hình 13.3 là mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản, bao gồm khung dây (1) được đặt trong từ trường của nam châm (2), khung dây được nối với hai vành khuyên (3) và hai thanh quét (4) để đưa dòng điện ra ngoài. Hãy trình bày nguyên tắc tạo suất điện động xoay chiều bởi máy này.

Lời giải:

Khung dây (1) được đặt giữa hai cực của nam châm (2), do đó, khung dây được đặt trong từ trường’

Khi trục của khung dây quay, từ thông qua khung dây biến thiên, do đó trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng

Lý thuyết Dòng điện xoay chiều

Khái niệm

Xét một khung dây dẫn phẳng kín có diện tích S (gồm N vòng dây) được đặt trong một từ trường đều. Khung dây có thể quay quanh trục A cố định nằm trong mặt phẳng của khung dây. Tại thời điểm ban đầu (t = 0), khung dây được đặt vuông góc với cảm ứng từ B. Khi đó từ thông qua khung dây là Φ(t=0)=NBScos0°=NBS

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 13: Đại cương về dòng điện xoay chiều

Cho khung dây quay đều với tốc độ góc ω quang trục Δ. Tại thời điểm t bất kì, từ thông qua khung dây là Φ(t)=NBScosα=NBScosωt

Suất điện động cảm ứng sinh ra e(t)=NBSωcos(ωt+φ0)=E0cos(ωt+φ0)

Chu kì, tần số của suất điện động xoay chiều được xác định bởi công thức:

T=2πω;f=ω2π

Khi nối hai đầu khung dây với mạch ngoài tiêu thụ điện (có điện trở R, tụ điện C hoặc cuộn dây L), những phép đo cho thấy trong mạch xuất hiện dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian. Đây được gọi là dòng điện xoay chiều.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.

Điện áp xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều

Điện áp xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch là: u=U0cosωt+φu

Cường độ dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch là: i=I0cosωt+φi

- u và i tương ứng là giá trị điện áp tức thời và cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm t;

- U0 và I0 tương ứng là giá trị cực đại của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều;

- ω là tần số góc của dòng điện xoay chiều, có đơn vị là rad/s;

- φu, φi lần lượt là pha ban đầu của điện áp và cường độ dòng điện xoay chiều.

Độ lệch pha của điện áp so với cường độ dòng điện là: φ=φuφi

 
Đánh giá

0

0 đánh giá