Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Hóa học 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được cặp oxi hoá – khử kim loại.
- Nêu được giá trị thế điện cực chuẩn là đại lượng đánh giá khả năng khử giữa các dạng khử, khả năng oxi hoá giữa các dạng oxi hoá trong điều kiện chuẩn.
- Nêu được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của pin Galvani, ưu nhược điểm chính một số loại pin khác như acquy (accu), pin nhiên liệu; pin Mặt Trời,…
2. Về năng lực
- Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn để: So sánh được tính khử, tính oxi hoá giữa các cặp oxi hoá – khử; Dự đoán được chiều hướng xảy ra phản ứng giữa hai cặp oxi hoá – khử; Tính được sức điện động của pin điện hoá tạo bởi hai cặp oxi hoá – khử.
- Lắp ráp được pin đơn giản (Pin đơn giản: 2 thanh kim loại khác nhau cắm vào quả chanh, lọ nước muối,...) và đo được sức điện động của pin.
3. Về phẩm chất
- Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn năng lượng điện (pin, acquy) trong gia đình, trong đời sống, sản xuất.
- Có ý thức thu gom, phân loại các loại pin sau khi sử dụng đúng quy định để bảo vệ môi trường.
- Khơi dậy ý thức tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế, tái tạo,…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hoá chất: Các thanh kim loại (đồng, kẽm,…), quả chanh, lọ nước muối.
- Dụng cụ: Vôn kế, dây dẫn, kẹp cá sấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
1.1. Mục tiêu
- Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về chất oxi hoá, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử, pin) để chuẩn bị cho học bài mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.
- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới.
1.2. Nội dung
Giáo viên cho trước từ PIN DIEN, học sinh trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khoá.
Câu 1: Máy tính xách tay thường sử dụng nguồn điện là pin sạc lithium-ion. Tên khác dùng để gọi máy tính xách tay là gì?
Câu 2: Tên của quá trình biến đổi từ nguyên tử kim loại thành ion kim loại.
Câu 3: Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất oxi hoá đóng vai trò cho hay nhận electron?
Câu 4: Phương tiện thường dùng để vận chuyển hành khách trong các khu du lịch.
Câu 5: Loại acquy được dùng phổ biến làm nguồn điện trong các ô tô?
Câu 6: Thiết bị chiếu sáng cá nhân giúp con người di chuyển vào ban đêm hoặc trong hầm mỏ.
Câu 7: Tên loại pin nổi tiếng do Việt Nam sản xuất.
1.3. Sản phẩm
1.4. Tổ chức thực hiện
Giáo viên thiết kế các câu hỏi dạng trò chơi Quizizz, Rung chuông vàng,… để khởi động buổi học.
2. Hoạt động 2: Khái niệm cặp oxi hoá – khử
2.1. Mục tiêu
- Dựa trên kiến thức sẵn có, viết được quá trình oxi hoá, quá trình khử và xác định được dạng oxi hoá, dạng khử.
- Viết được cặp oxi hoá – khử và đưa ra khái niệm tương ứng.
- Từ kí hiệu cặp oxi hoá – khử viết được mối liên hệ giữa dạng oxi hoá, dạng khử và ngược lại.
2.2. Nội dung
Nhiệm vụ 2.1: Hình thành khái niệm
1. Điền cụm từ quá trình oxi hoá/quá trình khử vào cột tương ứng đối với mỗi quá trình sau:
2. Xét hai quá trình sau, điền cụm từ dạng oxi hoá/dạng khử vào phía dưới dạng tương ứng:
Viết kí hiệu hoá học của cặp: dạng oxi hoá/dạng khử vào ô hình elip.
3. Hình thành khái niệm:
Lựa chọn từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: oxi hoá/khử, nguyên tử/ nguyên tố.
Dạng…………và dạng ………… của cùng một………………tạo nên cặp ……………
4. Biểu diễn:
Nhiệm vụ 2.2: Ví dụ minh hoạ Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian nhấc thanh kẽm ra thì thấy một lớp đồng màu đỏ bám vào thanh kẽm. 1. Viết PTHH của phản ứng xảy ra: |
- Dạng phân tử: ……… + ………… → ………… + ………
- Dạng ion rút gọn: ……… + ………… → ………… + ………
2. Viết quá trình oxi hoá nguyên tử Zn và quá trình khử ion Cu2+. Chỉ ra dạng oxi hoá và dạng khử trong mỗi quá trình đó.
3. Biểu diễn dạng oxi hoá và dạng khử của mỗi nguyên tố kẽm và đồng theo cặp: dạng oxi hoá/dạng khử.
2.3. Sản phẩm
Nhiệm vụ 2.1:
1. Học sinh điền đúng quá trình oxi hoá và quá trình khử vào cột tương ứng.
2. Học sinh xác định được dạng oxi hoá, dạng khử của mỗi quá trình và viết được cặp: dạng oxi hoá/dạng khử.
3. Học sinh hình thành được khái niệm cặp oxi hoá – khử: Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố hoá học tạo nên một cặp oxi hoá – khử.
4. Học sinh biểu diễn được cặp oxi hoá – khử tổng quát của kim loại ở dạng Mn+/M.
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học.
Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Để mua trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây