Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:
+ Nêu được dãy hoạt động hoá học: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
+ Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,…
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- 8 bộ dụng cụ, hoá chất:
+ Dụng cụ: 5 ống nghiệm (trong đó 3 ống nghiệm dán tên như hướng dẫn ở thí nghiệm 2 – SGK), kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, 2 cốc thuỷ tinh (loại 250 mL, đã dán nhãn như hướng dẫn ở thí nghiệm 3 – SGK), ống đong.
+ Hoá chất: Dung dịch AgNO3, dung dịch HCl 1M, nước cất, phoi đồng, mảnh magnesium, đinh sắt, natri (sodium), dung dịch phenolphthalein.
- Video thí nghiệm: Kẽm phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate.
- Phiếu học tập, slide, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên chiếu video thí nghiệm: Kẽm phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
c. Sản phẩm: Động cơ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chiếu video thí nghiệm: Kẽm phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate.
- GV nêu vấn đề: Quan sát hiện tượng xảy ra khi nhúng lá kẽm vào dung dịch copper(II) sulfate, có thể kết luận rằng kẽm là kim loại có mức độ hoá học mạnh hơn đồng.
Hãy đề xuất phương án thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt động hoá học giữa các kim loại natri, sắt và đồng.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ nảy sinh động cơ học tập.
- GV theo dõi đôn đốc và hỗ trợ HS.
Bước 3.Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 1 đại diện trình bày ý kiến đề xuất, đề xuất của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó dẫn dắt HS vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để nhận xét câu trả lời của bạn, sau đây cô cùng các em tìm hiểu bài 16: DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: So sánh mức độ hoạt động hoá học giữa đồng và bạc
a) Mục tiêu: So sánh được mức độ hoạt động hoá học giữa đồng và bạc.
b) Nội dung: HS làm thí nghiệm theo nhóm, từ đó so sánh được mức độ hoạt động hoá học giữa đồng và bạc.
Thí nghiệm 1: Chuẩn bị: - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá để ống nghiệm. - Hoá chất: Dung dịch AgNO3 0,1M, phoi đồng. Tiến hành thí nghiệm và thảo luận: - Cho khoảng 2 – 3 mL dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa phoi đồng. - Quan sát thí nghiệm, mô tả và giải thích các hiện tượng xảy ra. Viết phương trình hoá học minh hoạ. - So sánh mức độ hoạt động hoá học giữa đồng và bạc. |
c) Sản phẩm: HS so sánh được: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm nhận một bộ dụng cụ thí nghiệm, vị trí này sẽ để nguyên trong cả tiết học. - GV nêu quy tắc đảm bảo an toàn khi thực hành. Sau đó yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ, hoá chất tiến hành thí nghiệm 1 như GV hướng dẫn và thảo luận rút ra hiện tượng, nhận xét như yêu cầu. - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiến hành thí nghiệm trong 3 phút, sau đó thảo luận trả lời các yêu cầu trong thí nghiệm 1. - GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Đại diện 1 HS trình bày: - Hiện tượng: + Màu của dung dịch chuyển dần từ không màu sang xanh. + Có lớp kim loại trắng sáng bám ngoài phoi đồng. - Giải thích: Kim loại đồng đã đẩy kim loại bạc ra khỏi muối để được muối mới (tan vào dung dịch có màu xanh) và kim loại mới (màu trắng bạc). - Phương trình hoá học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag - So sánh: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc. Các HS còn lại chú ý lắng nghe, theo dõi. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức. |
I. Xây dựng dãy hoạt động hoá học Dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của kim loại và một số chất, ta có thể so sánh được mức độ hoạt động của chúng với nhau. * Thí nghiệm 1: Kim loại đồng đã đẩy kim loại bạc ra khỏi muối để được muối mới (tan vào dung dịch có màu xanh) và kim loại mới (màu trắng bạc). Phương trình hoá học: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag So sánh: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc. |
Hoạt động 3: So sánh mức độ hoạt động hoá học của một số kim loại và hydrogen
a) Mục tiêu: Sắp xếp được mức độ hoạt động hoá học của một số kim loại và hydrogen: Mg, Fe, H, Cu.
b) Nội dung: Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, từ đó so sánh được mức độ hoạt động hoá học của một số kim loại và hydrogen.
Thí nghiệm 2 Chuẩn bị: - Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. - Hoá chất: Dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi đồng. Tiến hành thí nghiệm và thảo luận: - Đặt 3 ống nghiệm trên giá ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch HCl. - Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng. - Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm (nếu có). Giải thích sự tạo thành bọt khí và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. - Chỉ ra kim loại hoạt động hoá học kém hơn hydrogen (H). - Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại trên và hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học. |
c) Sản phẩm: Học sinh sắp xếp được thứ tự hoạt động giảm dần: Mg, Fe, H, Cu.
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài 16: Dãy hoạt động hoá học.
Xem thêm các bài Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 15: Tính chất chung của kim loại
Giáo án Bài 16: Dãy hoạt động hoá học
Giáo án Bài 17: Tách kim loại. Sử dụng hợp kim
Giáo án Bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
Giáo án Bài 19: Giới thiệu về chất hữu cơ
Để mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây