Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được thể loại của văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
- Nhận diện đôi nét về tác giả, tác phẩm của văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.
- Xác định và phân tích được các đặc điểm của văn bản: Vần, nhịp, niêm, luật…
- Xác định và phân tích được bố cục của văn bản.
- Nhận diện và phân tích được nội dung bao quát của văn bản
- Nhận diện và phân tích được tâm trạng cô đơn sầu muộn của người chinh phụ trong tình cảnh lẻ loi khi chồng đi chinh chiến; thấy được tiếng nói tố cáo chiến tranh và đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.
- Viết bài văn phân tích được tâm trạng của nhân vật trữ tình.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện thái độ thương cảm với nỗi cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ, đồng thời oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Biết thương xót, đồng cảm với nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ và có thái độ chống lại các thế lực bạo tàn gây đau khổ cho họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trước Nguyễn Du và Truyện Kiều, một trong những đỉnh cao của VHVN thế kỉ XVIII là tác phẩm Chinh Phụ ngâm do đặng Trần Côn sáng tác nguyên văn chữ Hán và bản diễn Nôm xuất sắc lưu truyền hiện nay vẫn được coi là của Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm là lời thở than của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến ở xa đồng thời là khát khao cuộc sống hạnh phúc lứa đôi trong hòa bình yên ổn, gián tiếp cất tiếng nói tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nét tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tác giả Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. - Là người thông minh, tài hoa, hiếu học. - Tính cách “đuyềnh đoàng ko buộc” - tự do, phóng túng nên không đỗ đạt cao, chỉ đỗ Hương cống và giữ các chức quan thấp. - Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán. 2. Dịch giả - Đoàn Thị Điểm (1705- 1748): + Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ. + Quê: Giai Phạm - Văn Giang - xứ Kinh Bắc. + Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường. + 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều - một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy → đồng cảm. - Phan Huy Ích (1750- 1822) + Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây. + Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi 3. Tác phẩm - Hoàn cảnh ra đời: Đầu đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành. - Triều đình cất quân đánh dẹp. → Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”. |
................................
................................
................................
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc