TOP 20 bài Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20

1.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 Ngữ văn 9 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20

TOP 20 bài Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 (ảnh 1)

Đề bài: Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20.

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 - Mẫu 1

Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, những cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Thiên nhiên lạnh lẽo như ngấm cái lạnh lẽo đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn: Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô. Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm. Cảnh hoa - nguyệt giao hoà khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lửa đôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo.

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 - Mẫu 2

- Cảnh vật: “sương – búa”, “tuyết – cưa” …

=> Cảnh vật gợi lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi lòng của người chinh phụ.

- Cảnh vật: “lá – gió”, “hoa - nguyệt” …

=> Cảnh vật không chỉ gợi lên nỗi cô đơn lẻ loi mà nó còn thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 - Mẫu 3

- Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận.

- Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương.

- Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia.

- Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm. 

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 - Mẫu 4

Cảnh vật và con người trong "Chinh phụ ngâm" hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh bi thương, da diết. Tâm hồn u sầu của người chinh phụ nhuộm màu lên cảnh vật xung quanh, khiến cho mọi thứ đều trở nên ảm đạm, lạnh lẽo. Sương như hóa thành búa bổ mòn gốc liễu, tuyết như cưa xẻ héo cành ngô. Cái giá lạnh của thiên nhiên như thấm vào tâm hồn người chinh phụ, khiến cho nỗi buồn thương của nàng càng thêm sâu sắc. Tiếng trùng mưa phun, tiếng chuông chùa nện khơi gợi nỗi nhớ nhung da diết. Cành cây sương đượm, hoa rụng, chim bay gợi cảm giác chia cắt, lẻ loi. Trời thăm thẳm, mây lồng bóng tù như che lấp đi hi vọng, niềm vui. Bức tranh thiên nhiên hoang vắng, tiêu điều như là tiếng lòng của người phụ nữ phải chịu cảnh xa cách chồng, phải sống trong cô đơn, buồn tủi. Nỗi lòng ấy hòa quyện với cảnh vật, tạo nên một bản giao hưởng đau thương bất tận.

Đoạn văn này đã thể hiện được mối tương đồng giữa con người và cảnh vật trong "Chinh phụ ngâm". Cảnh vật không chỉ là phông nền, mà còn là biểu tượng cho tâm trạng của người chinh phụ. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 9 đến dòng 20 - Mẫu 5

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đoạn trích và cả tác phẩm Chinh phụ ngâm được khái quát trong câu lục bát: “Cảnh buồn người thiết tha lòng / Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.” (sau này đã được Nguyễn Du nâng lên thành mỗi triết lí nghệ thuật điển hình, tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh ngụ tình: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”). Điều đó được thể hiện ra nét trong đoạn trích từ dòng 9 đến dòng 20 của văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Ở đây có hai bức tranh phong cảnh thiên nhiên:

– Thiên nhiên được miêu tả trong khổ thơ từ dòng 9 đến dòng 12 và khổ thơ từ dòng 13 đến dòng 16 thê lương, ảm đạm, phản ánh tâm trạng đầy lo lắng, day dứt của người chinh phụ. Giữa thiên nhiên và con người có một mối tương quan mật thiết Lòng người mà đau buồn thì cảnh vật thiên nhiên cũng sẽ nhuốm đượm nỗi xót xa, đau khổ của con người.

– Ở khổ thơ cuối, cảnh thiên nhiên nguyệt – hoa quấn quýt hữu tình phản ánh tâm trạng khao khát hạnh phúc lứa đôi, sum họp gia đình của người chinh phụ. Tuy nhiên, đó chỉ là sự mơ mộng mang tính bi kịch trong hoàn cảnh vô vọng của người chinh phụ.

Đánh giá

0

0 đánh giá