Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Tập 1 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

1.8 K

Tài liệu soạn bài Ôn tập trang 121 học kì 1 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 học kì 1

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số yếu tố kì ảo quan trọng và nêu tác dụng của nó trong các truyện Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi.

Văn bản

Yếu tố kì ảo

Tác dụng

Chuyện người con gái Nam Xương

 

 

Truyện lạ nhà thuyền chài

 

 

Dế chọi

 

 

Trả lời:

Văn bản

Yếu tố kì ảo

Tác dụng

Chuyện người con gái Nam Xương

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa mai xanh

- Phan Lang gặp nạn được các tiên nữ đưa về chốn thủy cung.

- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Phan Lang và Vũ Nương dưới cung nước.

- Phan Lang trở về trần thế, gặp và trò chuyện với Trương Sinh.

- Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về trong làn sương khói, nói lời tạ từ rồi biến mất.

 

- Làm nên đặc trưng của thể lại Truyện truyền kì

- Làm nên yếu tố bất ngờ, hấp dẫn cho người đọc.

- Hoàn thiện nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương ngay cả khi nàng đã sang thế giới mới, một người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, bao dung, nhân hậu và rất coi trọng danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng.

Truyện lạ nhà thuyền chài

- Ngọa Vân biến thành một con cá để bảo vệ gia đình trong cơn bão biển khủng khiếp là một chi tiết kì ảo.

- Việc miêu tả Ngọa Vân là một người phụ nữ xinh đẹp và duyên dáng cũng là một chi tiết kì ảo, nhằm tạo nên hình ảnh quyến rũ và tuyệt trần của nhân vật.

Chi tiết này nhấn mạnh tính hy sinh và lòng hiếu thảo của Ngọa Vân.

Các chi tiết kì ảo này giúp thể hiện tính cách mạnh mẽ, thông minh và sẵn lòng hy sinh của Ngọa Vân, cũng như tạo nên không khí kỳ bí và lãng mạn trong văn bản.

Dế chọi

- Tờ giấy của cô đồng

- Thành Danh tìm bắt được dế chọi

- Con dế chọi dáng người nhỏ bé nhưng có sức mạnh phi thường, có khả năng thắng cả những con dế lớn hơn mình nhiều lần

- Con dế nhảy múa mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt ở trong cung

- Con trai Thành Danh sống lại và kể chuyện hóa dế.

Thông qua câu chuyện ngắn gọn với một số chi tiết li kì, biến ảo về việc gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua, tác giả đã phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vì sao trong truyện truyền kì (như Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện lạ nhà thuyền chài, Dế chọi,...) luôn cần đến yếu tố kì ảo?

Trả lời:

Trong truyện truyền kì luôn cần đến yếu tố kì ảo vì:

- Trong tác phẩm văn học, yếu tố kì ảo là cầu nối để đưa ta vào thế giới chưa biết, huyền diệu và bí ẩn trong trí tưởng tượng, vào những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, mở ra một chân trời mới của sức tưởng tượng bay bổng. Mặt khác, nó khiến con người không quay đi với đời sống thực tại mà luôn sẵn sàng đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn.

- Mượn yếu tố hoang đường, kì ảo, mượn truyện xưa để phản ánh xã hội đương thời.

- Qua yếu tố kì ảo để phản ánh quan niệm, phản ánh ước mơ và tư duy suy hình

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Có những điểm khác biệt nào trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này?

Trả lời:

Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một truyện có sử dụng yếu tố kì ảo và một truyện không sử dụng yếu tố này:

- Với truyện có sử dụng yếu tố kì ảo, người đọc thường phải chấp nhận những yếu tố phi thực tế và không tuân thủ theo quy luật tự nhiên. Điều này đòi hỏi người đọc phải có khả năng tưởng tượng. Truyện kì ảo thường mang đến thế giới độc đáo, những nhân vật và sự kiện không xảy ra trong thực tế tạo ra một thế giới thú vị cho người đọc.

- Với truyện không sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường, người đọc tập trung vào các sự kiện nhân vật có thể xảy ra trong thực tế, phản ánh cuộc sống hàng ngày và những vấn đề xã hội. Người đọc có thể dễ dàng đồng cảm, nhận ra những góa trị văn hóa, thông điệp sâu sắc từ câu chuyện.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

 

Lời dẫn trực tiếp

Lời dẫn gián tiếp

Khái niệm

Là việc nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hay một người nào đó và thường được đặt trong dấu ngoặc kép.

Là việc thuật lại lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật khác. Lời dẫn gián tiếp thường sẽ có những điều chỉnh thích hợp ở trong đoạn văn và chúng không đặt bên trong dấu ngoặc kép.

Tác dụng

Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người, nhân vật.

Thuật lại lời nói và ý nghĩa của người, nhân vật, có điều chỉnh sao cho phù hợp với ngữ cảnh nói. 

Ví dụ

Tục ngữ đã có câu: “Lá lành đùm lá rách”.

Thúy Ngân bảo là ngày mai bạn ấy không đến được.

Câu 5 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phóng một truyện kể đã đọc là gì?

Trả lời:

Theo em, điều quyết định thành công trong việc viết một truyện kể sáng tạo mô phỏng một truyện kế đã đọc là cốt truyện.

Câu 6 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số điểm cần ghi nhớ khi kể lại một câu chuyện mô phỏng lại truyện đã đọc.

Trả lời:

Một số điều cần ghi nhớ: bối cảnh, nhân vật, cốt truyện của câu chuyện.

Câu 7 (trang 121 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một đoạn văn ghi lại bài học em rút ra được từ một trong những văn bản đã học

Trả lời:

Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” em cảm nhận được vai trò của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là nguồn động lực to lớn, nguồn sức mạnh diệu kì, và nó thực sự đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đó chính là sự hi vọng, sự tin tưởng, hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực, hiểu biết của bản thân hay sự tin tưởng vào những người xung quanh nữa. Thể hiện trong các mối quan hệ với những người xung quanh, ta tin tưởng vào những người tốt, mà không hề nghi ngờ, nghĩ xấu về họ. Chúng ta thấy rằng, nếu thiếu đi lòng tin, con người cũng mất đi tình yêu thương trong cuộc sống. Bởi em hiểu “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì sẽ còn đánh mất nhiều thứ quí giá khác nữa”!

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Kể một câu chuyện tưởng tượng

Ôn tập trang 121

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) .

Thuý Kiều báo ân, bảo oán (Nguyễn Du)

Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát) .

Thực hành tiếng Việt trang 138

Đánh giá

0

0 đánh giá