Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 (Chân trời sáng tạo 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết phối hợp với bạn cùng nhóm, thực hiện công việc nhóm nhỏ; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

– Năng lực sáng tạo: Hình thành qua việc có cảm nhận mới mẻ về VB.

1.2. Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: Không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong VB truyện.

– Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

2. Phẩm chất

- Biết cảm thông, chia sẻ với người khác trong học tập và cuộc sống.

II. KIẾN THỨC

– Khái niệm truyện truyền kì; đặc điểm của truyện truyền kì: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời người kể chuyện.

– Lời đối thoại và lời độc thoại trong VB truyện.

– Cách đọc thể loại truyện truyền kì.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– SGK, SGV.

– Clip liên quan đến bài học.

– Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu clip.

– Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

– PHT.

– Sơ đồ, biểu bảng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động tìm hiểu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học

a. Mục tiêu: Có hứng thú về chủ điểm bài học Con người trong thế giới kì ảo. Xác định được tên chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.

b. Sản phẩm:

– Phần ghi chép của HS về tên chủ điểm của bài học, thể loại sẽ học.

– Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập của phần Đọc.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) GV yêu cầu HS: xem một đoạn clip Từ Thức lấy vợ tiên

(link: https://www.facebook.com/watch/?v=2549652348617221)và trả lời câu hỏi: Những câu chuyện kì lạ về con người trong thế giới kì ảo có thể mang lại cho ta những bài học gì?

(2) Thể loại chính, câu hỏi lớn của bài học là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: 2 – 4 HS trình bày câu trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

* Kết luận, nhận định:

(1), (2) GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn HS chốt lại tên chủ điểm Con người trong thế giới kì ảo, thể loại chính là Truyện truyền kì.

2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu: Nhận ra chủ điểm bài học và bước đầu trả lời câu hỏi lớn của bài học.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chủ điểm bài học và câu hỏi lớn của bài học.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS quan sát nhanh nội dung phần Đọc trong SGK và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ học tập chính của các em về Đọc ở bài học này là gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

* Kết luận, nhận định: GV tóm tắt nhiệm vụ học tập của phần Đọc: đọc VB 1 Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), VB 2 Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) để hình thành kĩ năng đọc truyện truyền kì, đọc VB 4 Dế chọi (Bồ Tùng Linh) để thực hành kĩ năng đọc truyện truyền kì; đọc VB 3 Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp) để hiểu thêm về chủ điểm bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động tìm hiểu tri thức đọc hiểu

1.1. Truyện truyền kì

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về thể loại truyện. Bước đầu nhận biết được những đặc điểm của thể loại truyện truyền kì: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

b. Sản phẩm: Nội dung đã điền của cột K và W trong phiếu K-W-L, những từ khoá liên quan đến các nội dung ở phần Tri thức Ngữ văn.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS:

(1) Nhóm hai HS cùng bàn hoàn thành cột K và W của phiếu K-W-L sau:

K

(Những điều em đã biết về thể loại truyện)

W

(Những điều em muốn biết thêm về thể loại truyện)

L

(Những điều em đã học được về thể loại truyện)

Gợi ý:

– Em đã từng đọc những truyện nào? Các VB ấy có những điểm chung gì?

….

Gợi ý:

 Em muốn biết thêm điều gì về truyện?

.........

 

(2) Nhóm hai HS đọc mục Truyện truyền kì trong SGK, đánh dấu những từ khoá, sau đó điền vào PHT số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: TÌM ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI TRUYỆN VÀ TRUYỆN TRUYỀN KÌ

Dựa vào tri thức đã có về thể loại truyện, kết hợp với đọc mục Truyện truyền kì trong SGK, em hãy thực hiện điền thông tin vào dấu […]:

1. Khái niệm truyện truyền kì

Truyện truyền kì là thể loại […]. Tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì là các tác phẩm: [ …]

2. Đặc điểm của truyện và truyện truyền kì

ĐẶC ĐIỂM

TRUYỆN

TRUYỆN TRUYỀN KÌ

Không gian

[…]:

[…]:

Thời gian

[…]:

[…]:

Nhân vật

[…]:

[…]:

Cốt truyện

[…]:

[…]:

Lời người kể chuyện

[…]:

[…]:

Nhận xét: […]

* Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm hai HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự sau: (1) à (2).

* Báo cáo, thảo luận:

(1) 2 – 3 HS đại diện nhóm trình bày nội dung cột K và W của phiếu K-W-L. Nhóm HS khác bổ sung (nếu có). GV ghi chú tóm tắt nội dung trả lời của HS trên phiếu K-W-L chung của cả lớp.

(2) Đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi. Các nhóm HS còn lại nhận xét, bổ sung. GV ghi chú những từ khoá trong câu trả lời của HS lên bảng phụ.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Chuyện người con gái Nam Xương.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Tri thức ngữ văn trang 88

Giáo án Chuyện người con gái Nam Xương

Giáo án Truyện lạ nhà thuyền chài

Giáo án Sơn Tinh, Thủy Tinh

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 109

Giáo án Dế chọi

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá