SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

3.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

Bài 8.1 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Lời giải:

Đáp án B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

Bài 8.2 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là

A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.

B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh không có các đặc điểm trên.

C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.

D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

Lời giải:

Đáp án B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh không có các đặc điểm trên.

Bài 8.3 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết.

Lời giải:

- 4 chất ở thể rắn như: muối ăn, đường, nhôm, đá vôi.

- 4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng.

- 4 chất ở thể khí như: khí oxygen; khí nitrogen; khí carbon dioxide, hơi nước.

Bài 8.4 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Em hãy mô tả hai quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống.

Lời giải:

Sự chuyển thể của nước: Khi làm lạnh, nước chuyển dần từ thể lỏng sang thể rắn (nước đá); khi nóng chảy, nước đá từ thể rắn lại chuyển về thể lỏng.

Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội và gặp lạnh mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Bài 8.5 trang 20 sách bài tập KHTN 6: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.

a) Theo em, nước đã biến đi đâu mất?

b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

c) Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?

d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên bề mặt đĩa.

e) Nếu để một cốc có chứa nước đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó.

Lời giải:

a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa.

b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa); thể khí (hơi nước).

c) Sơ đồ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước:

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

d) Có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa vì ở thể lỏng các hạt cấu tạo nên chất liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra.

e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.

Bài 8.6 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Hãy giải thích vì sao 1ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng 1300ml (ở điều kiện thường).

Lời giải:

Do ở thể hơi (thể khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất xa nhau làm cho thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng.

Bài 8.7 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao.

B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.

C. Nhôm, muối ăn, đường mía.

D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.

Lời giải:

Đáp án C

A. sai do con dao là vật thể.

B. sai do con dao, đôi đũa, cái thìa là vật thể.

D. sai do con dao, đôi đũa là vật thể.

Bài 8.8 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Chất khí, không màu.

B. Không mùi, không vị.

C. Tan rất ít trong nước.

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Lời giải:

Đáp án D

Do các tính chất: chất khí, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước là tính chất vật lí.

Bài 8.9 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường vào nước.

B. Cô cạn nước đường thành đường.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

Lời giải:

Đáp án C

Đun nóng đường đến lúc xuất hiện màu đen thể hiện tính chất hóa học, vì quá trình này có chất mới sinh ra (chất carbon).

Bài 8.10 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây?

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

Lời giải:

- Dây đồng: 

Tính chất 3: Dẫn điện tốt.

Ứng dụng b: Dùng làm dây dẫn điện.

Cao su:

Tính chất 4: Có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.

Ứng dụng c: Dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe.

Nước:

Tính chất 1: Có thể hòa tan nhiều chất khác.

Ứng dụng a: Dùng làm dung môi.

- Cồn (ethanol):

Tính chất 2: Cháy được trong oxygen.

Ứng dụng d: Dùng làm nhiên liệu.

Bài 8.11 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lý của các chất đó.

a) Đường mía (sucrose)

b) Muối ăn (sodium chloride)

c) Sắt (iron)

d) Nước

Lời giải:

a) Đường mía (sucrose): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị ngọt, tan trong nước.

b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường là chất rắn, vị mặn, tan nhiều trong nước.

c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường là chất rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

d) Nước: Ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị và có thể hòa tan được nhiều chất khác.

Bài 8.12 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một lượng nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) bằng cỡ hạt ngô cho vào cốc thủy tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50ml nước cất và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác. Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc.

Bạn  Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp tục thí nghiệm.

Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.

Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẩn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).

Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian, ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bền mặt dung dịch.

a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong ống nghiệm.

b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?

c) Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hóa học của calcium hydroxide?

d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì?

Lời giải:

a) Calcium hydroxide là chất rắn, màu trắng, có thể hòa tan được trong nước.

b) Calcium hydroxide là chất tan ít trong nước do khi tiến hành thí nghiệm bạn Hùng vẫn thấy còn vôi tôi trên phễu lọc.

c) Ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 có xảy ra quá trình thể hiện tính chất hóa học vì có chất mới (calcium carbonate) sinh ra.

d) Kết quả thí nghiệm ở ống 2 và ống 3 đều sinh ra calcium carbonate chứng tỏ trong không khí có chứa carbon dioxide.

Bài 8.13 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC. Khi đun  nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.

Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.

b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường saccharose.

c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã tẩy trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem biện pháp đó là biện pháp nào.

Lời giải:

a) Tên chất: saccharose; nước; sulfur dioxide

Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.

b) Tính chất vật lý của đường saccharose: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là trong nước nóng, nóng chảy ở 185oC

Tính chất hóa học của đường saccharose: Khi đun  nóng, đường saccharose bị phân hủy thành carbon và nước.

c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. 

Do đó ngày nay, công nghệ  hiện đại thường dùng than hoạt tính để tẩy trắng đường vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bài 8.14 trang 22 sách bài tập KHTN 6: Hình dưới đây được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50oC.

a) Theo em, hiện tượng nhựa đường  như trên có thể gọi là hiện tượng gì?

b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì về nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường?

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để “cứu” mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên.

Lời giải:

a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy.

b) Qua hiện tượng trên có thể kết luận nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 50oC.

c) Giải pháp phù hợp để “cứu” mặt đường khi xảy ra hiện tượng nhựa đường nóng chảy là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng chảy của nhựa đường.

Bài 8.15 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Hãy gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây:

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất tính chất của chất

Lời giải:

Hình 1: Vật thể là vỏ bút bi,  chất là nhựa.

Hình 2: Vật thể là cái cốc, chất là thủy tinh.

Hình 3: Vật thể là lưỡi dao, chất là sắt.

Hình 4: Vật thề là lốp xe, chất là cao su.

Bài 8.16 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.

Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học của giấm ăn.

Lời giải:

Tính chất vật lí của giấm ăn: chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác.

Tính chất hóa học của giấm ăn: làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.

Bài 8.17 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp  nến) là 37oC, của sulfur (lưu huỳnh) là 113oC. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thủy tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

Lời giải:

Cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh:

- Đun nước chuẩn bị sôi rồi chia ra hai cốc thủy tinh.

- Cho parafin vào cốc 1, lưu huỳnh vào cốc 2.

- Quan sát thấy parafin chảy ra thành dạng lỏng, còn lưu huỳnh vẫn nguyên ở thể rắn.

- Kết luận: Parafin có nhiệt độ nóng chảy dưới 100oC còn lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy trên 100oC. Điều đó chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.

Bài 8.18 trang 23 sách bài tập KHTN 6: Hãy giải thích tại sao nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thủy ngân trong nhiệt kế càng tăng lên.

Lời giải:

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, kéo theo nhiệt độ của nhiệt kế tăng theo, do đó khoảng cách các hạt của chất thủy ngân tăng lên làm thể tích tăng lên. Chính vì thế, chiều cao của cột thủy ngân trong nhiệt kế cũng tăng theo.

Bài 8.19 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống:

Nội dung

Đ/S

Vật thể được tạo nên tử chất.

 

Quá trình có xuất hiện chất mới, nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.

 

Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của miếng nhôm càng lớn.

 

Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

 

Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

 

 

Lời giải:

Nội dung

Đ/S

Vật thể được tạo nên tử chất.

Đ

Quá trình có xuất hiện chất mới, nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.

Đ

Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của miếng nhôm càng lớn.

S

Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

S

Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.

Đ

Bài 8.20 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.

Hiện tượng thực tế

Khái niệm

1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện.

 

2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất.

 

3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, …

 

 

Lời giải:

Hiện tượng thực tế

Khái niệm

1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện thả ra protein đó khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện.

Sự đông đặc

2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất.

Sự bay hơi và ngưng tụ

3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu thau, …

Sự nóng chảy và sự đông đặc

Bài 8.21 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Khi ta đốt cháy một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.

Lời giải:

Khi ta đốt cháy một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường hợp này không thể xem là chất chuyển từ thể rắn thành thể khí vì đây là hai thể của ba chất khác nhau (cellulose thể rắn và carbon dioxide, hơi nước thể khí).

Bài 8.22 trang 24 sách bài tập KHTN 6: Bạn Đức tiến hành thí  nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước vào tới gần đáy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại sôi.

a) Ở  nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi?

b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước?

c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100oC?

d) Điều gì sẽ xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước?

Lời giải:

a) Nước sôi ở 100oC.

b) Khi nước sôi sẽ thấy có hơi nước bay lên ở phía trên hộp chứa nước.

c) Khi trong vỏ carton có nước, thì vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên 100oC vì ở nhiệt độ 100oC vỏ carton vẫn bình thường.

d) Nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước thì nó sẽ bị cháy vì khi đó nhiệt độ sẽ lên cao đến nhiệt độ cháy của vỏ carton.

Lý thuyết Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

1. Sự đa dạng của chất

- Những gì tồn tại xung quanh chúng ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.

Ví dụ: 

+ Gỗ tạo nên nhiều vật thể như: bàn, ghế, giường , tủ quần áo,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Chiếc cốc uống nước có thể tạo nên từ nhiều chất như: thủy tinh, giấy, nhựa,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạoLý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo 

- Có các loại vật thể sau:

Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

 dụ: cây cối, đồi núi, con người,...

Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

Ví dụ: bàn, ghế, máy tính,...

+ Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

Ví dụ: con mèo, con người,...

+ Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống

Ví dụ: cái bàn, núi đá vôi,...

2. Các thể cơ bản của chất

- Chất tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi).

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

- Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Thể rắn: các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó nén.

+ Thể lỏng: các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định, có thể tích xác định, khó bị nén.

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.

3. Tính chất của chất

- Tính chất vật lí:

+ Thể (rắn, lỏng, khí).

+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.

+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.

+ Tính nóng chảy, sôi của một chất.

+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

- Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới

+ Chất bị phân hủy

+ Chất bị đốt cháy

Ví dụ: quá trình đường bị hóa đen khi đun tạo chất mới là tính chất hóa học.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

4. Sự chuyển thể của chất

- Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.

+ Sự nóng chảy: quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.

Ví dụ: Khi cây kem mang ra khỏi tủ lạnh một thời gian bị chảy.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Sự đông đặc: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.

Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Sự bay hơi: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.

Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

Ví dụ: Nước sôi

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo

+ Sự ngưng tụ: quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.

Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất | Chân trời sáng tạo 

Tổng kết bài học

- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ

- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định

- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá