Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 Tập 1 (Kết nối tri thức 2024)

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 22 Tập 1 sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 22 Tập 1

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận viết được các yếu tố Hán Việt đồng âm và các yếu tố Hán Việt gần âm.

- Xác định và phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện, phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn. trong văn bản.

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức.

 

Câu hỏi:

+ Từ “Nam quốc sơn hà” là từ thuần Việt hay từ mượn?

+ Nếu là từ mượn, thì mượn của nước nào?

+ Em hiểu từ Hán Việt là từ như thế nào?

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 22.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:

- Nhận viết được các yếu tố Hán Việt đồng âm và các yếu tố Hán Việt gần âm.

- Xác định và phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Yếu tố Hán Việt đồng âm là gì?

+ Yếu tố Hán Việt gần âm là gì?

+ Trình bày các cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

→ Ghi lên bảng.

* Các yếu tố Hán Việt đồng âm

- Trong lớp từ Hán Việt, có không ít yếu tố đồng âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

bảo, chăm sóc, giữ gìn (bảo vệ, bảo dưỡng, bảo tàng...); bảo: quý (bảo vật, bảo kiếm, quốc bảo...)

- Trong tiếng Hán, các yếu tố đồng âm như vậy được biểu thị bằng những chữ viết khác nhau, nhờ vậy, nghĩa của chúng có sự phân biệt rõ ràng. Trong tiếng Việt hiện đại, chữ quốc ngữ là hệ thống chữ viết ghi âm nên các yếu tố đồng âm gốc Hán hầu hết được viết giống nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dễ làm nảy sinh hiện tượng nhầm lẫn về nghĩa. Một số người có thể không phân biệt được nghĩa của những yếu tố đồng âm ở các từ như thương thảo – phương thảo; thủ trưởng – thủ môn; đại diện – đại ngôn...

* Các yếu tố Hán Việt gần âm

- Một số yếu tố Hán Việt gần âm cũng có thể gây nhầm lẫn về nghĩa.

Ví dụ: trẻ là biết; trí là khả năng nhận thức, hiểu biết. Không phân biệt được nghĩa của trị và trí dễ dẫn đến việc dùng từ sai.

Ví dụ: Đội ngũ trí thức phải tiên phong trong công cuộc phát triển khoa học, công nghệ. Cậu này phải dùng từ trí thức mới đúng.

* Cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn

• Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận.

Ví dụ: di cư và di sản đều có yếu tố đồng âm đi. Nếu hiểu di cư nghĩa là "chuyển đến nơi khác, nước khác để sinh sống"; di sản là "tài sản của người đã mất để lại” thì sẽ biết rằng yếu tố di trong hai từ trên không cùng nghĩa. Di trong di sản nghĩa là “để lại"; đi trong di cư nghĩa là “chuyển dịch". Khi đã hiểu được như vậy, ta có thể suy luận để biết di trong di cảo, di động, di chứng, di dân, di truyền... thuộc về nghĩa nào.

• Tra cứu từ điển

Khi có sự phân vân về nghĩa của yếu tố Hán Việt nào đó, cần tra cứu từ điển. Tìm hiểu cách giải nghĩa từng yếu tố kèm theo một số ví dụ về từ được từ điển nêu ra sẽ giúp ta nắm được nghĩa của yếu tố một cách chính xác. Ví dụ: tra cứu mục từ đắng, ta sẽ thấy đăng có nghĩa là "đèn" (hải đăng, minh đăng, hoa đăng....); đăng còn có nghĩa "bước lên” (đăng cao, đăng sơn, đăng đài, đăng đàn...) hoặc đăng cũng có nghĩa là “ghi vào" (đăng kí, đăng bạ...); đăng là “n lên báo chí” (đăng tải, đăng bài....).

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 22 Tập 1.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Dế chọi

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 22

Giáo án Sơn Tinh - Thủy Tinh

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Giáo án Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Giáo án Củng cố, mở rộng trang 34

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá