SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 28 (Kết nối tri thức): Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

2.4 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

Bài 28.1 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

A. Kính lúp                    B. Kính hiển vi

C. Kính soi nổi               D. Kính viễn vọng

Lời giải:

Đáp án: B

Vì vi khuẩn là cơ thể đơn bào rất nhỏ bé nên cần phải sử dụng kỉnh hiển vi để quan sát chúng.

Bài 28.2 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Nước được sử dụng làm sữa chua là?

A. Nước lạnh                  B. Nước đung sôi để nguội

C. Nước sôi                   D. Nước đun sôi để nguội đến khoảng 50ºC

Lời giải:

Đáp án: D

Cần sử dụng nước đun sôi để nguội đến khoảng 50ºC để tạo nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lactic phát triển và sinh sản.

Bài 28.3 trang 47 sách bài tập KHTN 6: Trước khi quan sát vi khuẩn trong sữa chua, cần để sữa chua ở nhiệt độ phòng (khoảng 25ºC). Em hãy giải thích cơ sở của việc làm trên.

Lời giải:

Khi để sữa chua trong tủ lạnh, vi khuẩn lactic bị ức chế hoạt động nên sẽ khó quan sát hơn. Để ở nhiệt độ phòng sẽ khiến cho vi khuẩn hoạt động trở lại và dễ quan sát hơn.

Bài 28.4 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Trong các bước làm sữa chua, sau khi đã tạo được hỗn hợp gồm nước (hoặc sữa tươi) ấm, sữa đặc có đường và sữa chua, chúng ta cần phải ủ ấm hỗn hợp. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao cần phải ủ ấm hỗn hợp đó. Nếu không ủ ấm thì có tạo được sản phẩm đạt chất lượng hay không?

Lời giải:

- Cần ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua để tạo điều kiện thích hợp cho vi khuẩn lactic sinh sôi và phát triển.

- Nếu hỗn hợp không được ủ ấm thì hỗn hợp sẽ không đông được và không có vị chua dịu đặc trưng do vi khuẩn lactic không sinh sản và phát triển đủ số lượng dẫn đến sản phẩm của chúng ta sẽ không đạt tiêu chuẩn.

Bài 28.5 trang 48 sách bài tập KHTN 6: Em hãy chia sẻ cảm nhận về sản phẩm sữa chua của nhóm mình (độ sánh, vị chua…)

Lời giải:

- Sản phẩm của nhóm em đã có vị chua khá ngon miệng tuy nhiên vẫn chưa được sánh.

Lí thuyết Bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

- Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x

- Bộ lam kính và lamen

- Ống nhỏ giọt

- Nhiệt kế

- Giấy thấm

- Cốc 1,2 lit

- Thìa trộn

- Nước cất

- Cốc thủy tinh

- Ấm đun nước

- Thùng xốp có nắp

- Lọ thủy tinh nhỏ có nắp

2. Nguyên liệu, mẫu vật

- Hai hộp sữa chua không đường để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25˚C trước khi thực hiện 1 – 2 giờ).

- Một hộp sữa đặc có đường (380 gam)

- Nước lọc hoặc sữa tươi tiệt trùng (1 lit)

II. Tiến hành

1. Quan sát tế bào vi khuẩn trong sữa chua

a, Chuẩn bị lam kính chứa mẫu vật

Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn | Kết nối tri thức

b, Quan sát bằng kính hiển vi

- Bước 1: Đặt lam kính đã chuẩn bị lên bàn kính của kính hiển vi và nhìn từ ngoài (chưa qua thị kính) để điều chính cho vùng có mẫu vật trên lam kính vào giữa vùng sáng.

- Bước 2: Quan sát toàn bộ lam kính ở vật kính 10x để bước đầu xác định vị trí có nhiều vi khuẩn.

- Bước 3: Chỉnh vùng có nhiều vi khuẩn vào giữa trường kính và chuyển sang quan sát ở vật kính 40x để quan sát rõ hơn hình dạng của vi khuẩn.

2. Làm sữa chua

- Bước 1: Đun sôi 1 lit nước sau đó để nguội đến khoảng 50˚C

- Bước 2: Đổ hỗ hợp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lit, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ thêm hộp sữa chua vào hỗ hợp đã pha và tiếp tục trộn đều.

- Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thủy tinh sạch đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm từ 10 – 12 giờ.

- Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra và bảo quản trong tủ lạnh.

III. Báo cáo

- Hoàn thành báo cáo theo mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá