Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi. a. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng

56

Với giải Luyện tập 2 trang 56 Bài 9 GDCD 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Luyện tập 2 trang 56 GDCD 9: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Anh K và chị M đã kí một hợp đồng vay tiền với nội dung cơ bản như sau: Anh K đồng ý cho chị M vay 100 triệu đồng trong thời gian 30 ngày và không tính lãi suất. Chị M có trách nhiệm nhận tiền và hoàn trả đúng 100 triệu đồng cho anh K sau 30 ngày bằng hình thức chuyển khoản. Nhưng sau 30 ngày, chị M không trả 100 triệu cho anh K mà còn có hành vi đe doạ.

b. Anh Q (19 tuổi) nhận được giấy triệu tập khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự nhưng cố tình không đi khám, thậm chí còn rời khỏi nơi cư trú. Khi đến địa phương khác, anh Q lại có hành vi trộm cắp tài sản của người dân địa phương với tổng giá trị tài sản lên đến 5 triệu đồng.

c. Để bảo vệ môi trường, Uỷ ban nhân dân xã A đã yêu cầu các hộ gia đình trong xã phải thực hiện thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đến nơi tập kết theo đúng quy định.

Tuy nhiên, gia đình ông D lại không thực hiện quy định mà vẫn để chung các loại rác và bỏ rác thải ra khu vực cấm.

Theo em, mỗi chủ thể vi phạm pháp luật trong các tình huống trên phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? Vì sao?

Trả lời:

♦ Tình huống a.

- Hành vi vi phạm: chị M đã vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận với anh K (trả 100 triệu trong 30 ngày, thông qua hình thức chuyển khoản); bên cạnh việc không trả anh K 100 triệu, chị M còn có hành vi đe dọa anh K.

- Trách nhiệm pháp lí:

+ Trường hợp 1: chị M phải chịu trách nhiệm hành chính (nếu hành vi đe dọa anh K chưa đến mức nghiêm trọng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự), theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.

+ Trường hợp 2: chị M có hành vi đe dọa, tấn công nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của anh K, thì tùy thuộc vào hành vi nguy hiểm và hậu quả đã xảy ra, chị M có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), như: Điều 123 (Tội giết người); Điều 133 (Tội đe dọa giết người); Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản).

♦ Tình huống b.

- Hành vi vi phạm: anh Q cố tình không đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, thậm chí còn rời khỏi nơi cư trú. Khi đến địa phương khác, anh Q lại có hành vi trộm cắp tài sản của người dân địa phương với tổng giá trị tài sản lên đến 5 triệu đồng.

- Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự, vì:

+ Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Điều 332 – Bộ Luật Hình sự 2015)

+ Hành vi trộm cắp tài sản của người khác (trị giá từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng) có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Điều 173 – Bộ Luật Hình sự 2015)

♦ Tình huống c.

- Hành vi vi phạm: gia đình ông D không phân loại rác thải

- Trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính, vì: Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá