Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên và áp dụng

71

Với giải Khám phá trang 47 Bài 8 GDCD 9 Cánh diều chi tiết trong Bài 8: Tiêu dùng thông minh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDCD 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDCD 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh

Khám phá trang 47 GDCD 9: Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên và áp dụng cách tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật đó.

Em hãy nhận xét hành vi tiêu dùng của các nhân vật trong mỗi tình huống trên

Trả lời:

- Tình huống 1.

+ Nhận xét: bạn P chi tiêu chưa hợp lí.

+ Lời khuyên: hàng tháng, trước khi chi tiêu, bạn P nên:

▪ Chia khoản tiền mẹ cho thành 2 khoản nhỏ, với tỉ lệ khoảng: 70% cho chi tiêu, mua sắm hàng hóa và 30% cho việc dự phòng, tiết kiệm.

▪ Với 70% số tiền được cho, trước khi chi tiêu, P hãy lập danh sách những mặt hàng cần mua, phù hợp với nhu cầu của bản thân; xác định những mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu; đồng thời nghiêm túc tuân thủ danh sách này để tránh mua những sản phẩm không cần thiết.

- Tình huống 2.

+ Nhận xét:

▪ Bạn Mai là người tiêu dùng thông minh, khi bạn biết lựa chọn mua sắm tại những nơi bán hàng uy tín và giá cả hợp lí.

▪ Cách tiêu dùng của bạn Hùng còn chưa hợp lí. Nếu chỉ mua hàng hóa theo chương trình khuyến mại, quảng cáo, Hùng có thể sẽ rơi vào một số tình trạng: mua hàng hóa không phù hợp với nhu cầu của bản thân hoặc mua hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ,…

+ Lời khuyên: trước khi mua, Hùng cần:

▪ Tìm hiểu kĩ các thông tin về giá cả, chất lượng, mẫu mã, nguồn gốc, công dụng, .. của sản phẩm.

▪ Nhận biết các hình thức quảng cáo, khuyến mại; tránh mua hàng theo cảm xúc.

- Tình huống 3.

+ Nhận xét: việc Hạnh tìm hiểu trước thông tin về sản phẩm và hình thức thanh toán là đúng.

+ Lời khuyên: Hạnh nên mua sản phẩm tại cửa hàng thứ hai, vì:

▪ Tại cửa hàng thứ nhất: bán hàng trực tuyến nên Hạnh chưa được trải nghiệm sản phẩm một cách thực tế; hơn nữa giá cả của sản phẩm quá rẻ so với mặt bằng chung (rẻ hơn 50%), lại yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link lạ,… Những thông tin này có thể là dấu hiệu của sự lừa đảo. Nếu Hạnh mua xe đạp điện ở cửa hàng này thì bạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro, ví dụ như: mua phải hàng kém chất lượng; bị chiếm đoạt (hack) thông tin cá nhân,…

▪ Tại cửa hàng thứ hai: bán hàng trực tiếp, nên Hạnh và gia đình có thể đến cửa hàng để tham khảo, trải nghiệm sản phẩm; cửa hàng cũng có chương trình khuyến mại tặng đồ dùng học tập

Đánh giá

0

0 đánh giá