Tài liệu tác giả tác phẩm Vẻ đẹp của sông Đà Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Vẻ đẹp của sông Đà lớp 9.
Tác giả tác phẩm: Vẻ đẹp của sông Đà - Ngữ văn 9
I. Tác giả Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn.
- Quê thuộc làng Mộc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà nội
- Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo.
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến.
- Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam.
- Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…
- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:
+ Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân.
+ Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…
+ Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…
II. Tìm hiểu văn bản Vẻ đẹp của sông Đà
1. Thể loại
- Tác phẩm Vẻ đẹp sông Đà thuộc thể loại: tùy bút
2. Xuất xứ
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
4. Bố cục Vẻ đẹp của sông Đà
- Phần 1 (từ đầu đến…lai chữ): Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà.
- Phần 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của sông Đà.
5. Tóm tắt Vẻ đẹp của sông Đà
Tây Bắc có thiên nhiên hùng vĩ được tô điểm bằng con sông Đà vừa dữ dội, hung tợn và đôi khi lại thật nhẹ nhàng, yêu kiều và thơ mộng như một người con gái. Con sông Đà hung bạo và hùng vĩ bởi đá ở bờ sông “dựng vách thành”, lòng sông thắt lại như yếu hầu, vô số những điểm “hút nước” vô cùng nguy hiểm cho thuyền bè. Chỉ cần di chuyển một quãng đường sẽ thấy vô số những khó khăn đó là đá nổi, đá chìm, sóng thác. . sẵn sàng cản bước những con thuyền có ý định vượt sông Đà. Sông Đà mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình nhất là nhìn từ xa dòng sông như mái tóc một người con gái, trong năm còn sống có nhiều sự thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo. Sông Đà hiện lên thật hung tợn và dữ dội nhưng thật nhẹ nhàng, thơ mộng.
6. Giá trị nội dung Vẻ đẹp của sông Đà
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
7. Giá trị nghệ thuật Vẻ đẹp của sông Đà
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Vẻ đẹp của sông Đà
1. Vẻ đẹp hung bạo, trữ tình của sông Đà
- Vẻ đẹp sông Đà hiện qua các góc nhìn:
+ Từ trên cao nhìn xuống: “Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà”
+ Từ quá khứ đến hiện tại “Nhìn sông Đà như một cố nhân”
+ Nhìn từ trong thuyền “Thuyền tôi trôi trên sông Đà
→ Kết luận: Vẻ đẹp của Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả qua nhiều góc nhìn khác nhau, tạo nên một bức tranh sông nước Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình, vừa bí ẩn, huyền ảo.
- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
+ Sông Đà tuôn dài tuôn dài - áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai, cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
- Tác dụng:
+ Làm cho câu văn tăng tính sinh động, gợi hình, gợi cảm, giàu chất thơ
+ Tác giả so sánh sông Đà dài như áng tóc trữ tình cho chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một người con gái có áng tóc dài, lộ vẻ kiều diễm, lãng mạn pha chút dịu dàng. Người con gái ấy làm duyên làm dáng giữa đất trời Tây Bắc. Trên mái tóc ấy lúc ẩn lúc hiện những bông hoa ban cài tinh tế. Tạo nên một khung cảnh đậm chất trữ tình
+ Tác giả nâng niu, trân trọng sông Đà với tất cả niềm say mê, sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả.
- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.
+ Bờ sông hoang - một bờ tiền sử
+ Bờ sông hồn nhiên - một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
- Tác dụng:
+ Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho câu văn
+ Tác giả so sánh một vật có thật là “bờ sông hoang”, “bờ sông hồn nhiên” với một vật không có thật, mang tính trừu tượng “một bờ tiền sử”, “một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” có thể thấy tác giả đã dùng tưởng tượng của mình để so sánh. Những liên tưởng, so sánh đầy chất thơ và rất kì thú của bờ sông cho thấy cái tài của Nguyễn Tuân - bậc thầy ngôn ngữ. Bờ sông mang lại cho tam cảm giác hoài niệm về quá khứ, một chút “hồn nhiên”, “hoang”, đầy chất “cổ tích”
2. Tình cảm của tác giả dành cho sông Đà
- Tác giả cảm thấy xúc động, yêu mến, say sưa khi nhìn thấy sông Đà vui vẻ “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà”
- Tác giả khao khát, say mê : “Chao ôi thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”.
IV. Đọc tác phẩm: Vẻ đẹp của sông Đà
VẺ ĐẸP CỦA SÔNG ĐÀ
- NGUYỄN TUÂN -
Tôi có bay tạt ngang Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình.
Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Son Tinh Thuỷ Tinh, Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen. Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gọi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gọi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc*, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng Ba Đường thi Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu". Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bản tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.
Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nôn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lễ của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỏi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc roi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên Dải Sông Đà bọt nước lênh bệnh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình của một người tình nhân chưa quen biết (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.
Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả - tác phẩm: Vẻ đẹp của sông Đà
Tác giả - tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ
Tác giả - tác phẩm: Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
Tác giả - tác phẩm: Ý nghĩa văn chương