Văn bản Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn lớp 12 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chiếc thuyền ngoài xa lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa - Ngữ văn 12

I. Tác giả Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

- Tên tuổi:  Nguyễn Minh Châu (1930 -1989)

- Quê quán: Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ Năm 1950 ông gia nhập Quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.

+ Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.

+ Năm 1962 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.

+ Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

- Ngòi bút tinh tế đầy truyền cảm trong từng tác phẩm.

- Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985),...

- Sự nghiệp: Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình.

II. Tìm hiểu tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

1. Thể loại Chiếc thuyền ngoài xa

- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ Chiếc thuyền ngoài xa

- Tác phẩm được trích trong Nguyễn Minh Châu Toàn tập 3, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)

3. Phương thức biểu đạt Chiếc thuyền ngoài xa

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích Chiếc thuyền ngoài xa

- Truyện chia làm 4 phần:

+ Phần 1 : “Lúc bấy giờ...Ở lại chơi thêm vài bữa” : Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng phá.

+ Phần 2 : “Ngay lúc ấy...chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” : Cảnh bạo lực gia đình của gia đình hàng chài.

+ Phần 3: “Tôi thầm cảm ơn Đẩu...mẹ nó không bị đánh” : Câu chuyện về người đàn bà hàng chài và thằng Phác.

+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Khung cảnh chiếc thuyền trước sóng gió và những suy tư của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn.

5. Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa 

Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.

6. Giá trị nội dung Chiếc thuyền ngoài xa

- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.

- Đồng thời, câu chuyện trong bức ảnh nghệ thuật cũng đặt ra một vấn đề về nghệ thuật cho người nghệ sĩ. Đó là không nên nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà cần phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận nó một cách đúng đắn. Phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và nghệ thuật, trả nghệ thuật về đúng với ý nghĩa thực của nó.

7. Giá trị nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Tác giả đã dựng nên tình huống nghịch lí giữa hình ảnh của con thuyền khi ở ngoài xa với con thuyền lúc đến gần để tạo ra tình huống nhận thức cho nhân vật của mình, cũng là cho người đọc.

- Cách khắc họa nhân vật, cốt truyện hấp dẫn kết hợp với ngôn ngữ sử dụng rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm

- Giọng điệu: chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở phù hợp với tình huống nhận thức. Đồng thời cũng làm nên nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Cánh diều

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

a. Phát hiện “cảnh đắt trời cho”

- Phùng là người say mê nghệ thuật trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

+ Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

+ Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy:

+ Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.

+ Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

+ Trong khi ấy, người đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.

- Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

- Nhận xét: đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

- Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa ...đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:

+ Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.

+ Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

- Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.

- Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:

+ Cả hai đều thấy giận dữ và bất bình

+ Nhưng sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

- Nhận xét: Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

- Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.

3. Tấm ảnh được chọn

- Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tâm ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật:

- Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:

+ “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).

- Nhận xét: nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống.

IV. Đọc tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa

Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu

(Lược phần đầu : Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Phùng đã “phục kích” mấy buổi sáng mà chua chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh.)

Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng” để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ : một chiếc thuyền lưới vó 2 mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tới được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy : trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con doi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức ? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti- ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.

Tôi chắc mẩm ngay trong ngày hôm nay hoặc sáng mai đã có thể nhảy lên tàu hoả trở về, nếu cái anh bạn đồng ngũ không cố níu giữ ở chơi thêm vài bữa. Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đúng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền. Họ phải lội qua một quãng bờ phá nước ngập đến quá đầu gối. Bất giác tôi nghe người đàn ông nói chõ lên thuyền như quát : “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Chắc chắn họ không trông thấy tôi. Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người đàn ông đi sau. Tấm lưng rộng và cong như lung một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà.

Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đúng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước sâu vào phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của công binh Mĩ, chiếc xe sơn màu vàng tươi và to lớn gấp đói một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe ra phá mìn. Người đàn bà đúng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước cho chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân.

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cú mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn : “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ !”.

Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một

tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

Bóng một đứa con nít lao qua trước mặt tôi. Tôi vừa kịp nhận ra thằng Phác -thằng bé trên rừng xuống vừa nằm ngủ với tôi từ lúc nửa đêm. Thằng bé cứ chạy một mạch, sự giận dữ căng thẳng làm nó khi chạy qua không nhìn thấy tôi. Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm, mặc cho tôi gọi nó vẫn không hề ngoảnh lại, nó chạy tiếp một quãng ngắn giữa những chiếc xe tăng rồi lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông. Cũng y hệt người đàn bà, thằng bé của tôi cũng như một người câm, và đến lúc này tôi mới biết là nó khoẻ đến thế!

Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng da đã nằm trong tay thằng bé, không biết làm thế nào nó đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng có những đám lông đen như hắc ín, loăn xoăn từ rốn mọc ngược lên. Lão đàn ông định giằng lại chiếc thắt lưng nhưng chẳng được nữa, liền dạng thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát. Rồi lão lẳng lặng bỏ đi về phía bờ nước để trở về thuyền. Không hề quay mặt nhìn lại, chỉ có tảng lưng khum khum và vạm vỡ càng có vẻ cúi thấp hơn, nom lão như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống, hai bàn chân chữ bát để lại những vết chân to và sâu trên bãi cát hoang vắng.

Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đón – vừa đau đớn vừa

vô cùng xấu hổ, nhục nhã.

− Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xẹp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khế sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

Thế rồi bất ngờ người đàn bà buỏng đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe

tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. Khoảnh khắc sau, bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ. Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng, chỉ có tôi và thằng bé đúng trơ giữa bãi xe tăng hỏng, trên tay thằng nhỏ vẫn cầm chiếc thắt lưng, hai chúng tôi đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá vừa ban nãy chiếc thuyền đậu. Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất.

(Lược một đoạn : Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh có chị gái tước đoạt con dao găm mà đứa em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ người mẹ đáng thương. Không thể nén chịu hơn được nữa, Phùng xong ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đấy anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông và ngỡ ngàng ngạc nhiên.)

Đây là lần thứ hai, người đàn bà được Đẩu mời đến về công việc gia đình. Cũng không phải là lần đầu đến một nơi công sở nhưng người đàn bà vẫn có vẻ sợ sệt, lúng túng – cái vẻ lúng túng, sợ sệt mà ngay lúc mụ đúng giữa bãi xe tăng cũng không hề thấy có.

Người đàn bà chỉ quen sống giữa mặt nước vừa đặt chân vào trong gian phòng đầy bàn ghế và giấy má liền tìm đến một góc tường để ngồi.

Ngồi sau một chiếc bàn lớn, Đẩu nhóm dậy chỉ chiếc ghế mây trước mặt, cố làm ra vẻ thân mật:

– Chị ngồi lên đây, sao lại thế, hãy ngồi lên chiếc ghế này...

Đẩu phải nói đến lượt thứ hai, mụ mới dám rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghế và cố thu người lại.

Đẩu hỏi:

– Thế nào, chị đã nghĩ kĩ chưa ?

Người đàn bà ngước lên nhìn Đẩu, rồi lại cúi mặt xuống.

– Thưa đã...

Đẩu gật đầu. Anh đứng dậy. Tự nhiên anh rời chiếc bàn đến đứng vịn vào

lưng ghế người đàn bà ngồi, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một

vị chánh án :

– Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một

người chồng nào như hắn. Tôi chưa hỏi tội của hắn mà tôi chỉ muốn bảo ngay

với chị : Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! Chị nghĩ thế nào ?

Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa :

– Con lạy quý toà...

– Sao, sao ?

− Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con

bỏ nó...

Lúc bấy giờ tôi đang ngồi giấu mặt sau bức màn vải hoa ngăn chỗ làm việc bên ngoài và phòng ngủ bên trong của Đẩu. Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá. Tôi vén lá màn bước ra. Người đàn bà nhận ra được tôi ngay. Mụ nhấp nhóm xoay mình trên chiếc ghế như bị kiến đốt, và về sau tôi mới sực nghĩ ra, mụ nghĩ rằng toà án đã bố trí sẵn tôi ngồi phía sau để chuẩn bị làm nhân chứng.

– Chị cứ ngồi nguyên đấy ! – Đẩu nói với vẻ đầy hào hứng của một con người bảo vệ công lí vừa có thêm người đến tiếp viện, anh chạy sang phòng bên xách một chiếc ghế cho tôi. Bấy giờ dưới con mắt của người đàn bà hàng chài, vị chánh án không phải là Đẩu đã trở về ngồi sau chiếc bàn lớn mà là tôi, với mấy vết thương đã lên da non nhưng vẫn để dấu vết trên mặt.

– Tuỳ bà ! – Đẩu thay đổi cách xưng hồ, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án – chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hoà thuận...

Đang ngồi cúi gục xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu hơi ngơ ngác.

– Chị cám ơn các chú ! – Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết – Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn... cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc...

Chỉ mấy lời mào đầu ấy, người đàn bà đã mất hết cái vẻ ngoài khúm núm, sợ sệt. Điệu bộ khác, ngôn ngữ khác.

Cũng phải nói thật, những lời ấy, nhất là đấy lại là lời một người đàn bà khốn khổ, không phải dễ nghe đối với chúng tôi. Dầu mặt hãy còn trẻ, Đẩu cũng là một chánh án huyện. Còn tôi, một người đáng lẽ mụ phải biết ơn...

Nhưng người đàn bà để lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi. Mụ đưa cặp mắt đầy vẻ mệt mỏi nhìn ra ngoài bờ phá bên kia con đường chính của phố huyện ở đấy, thiếu nữ mặc áo tím vẫn ngồi đợi mụ trên chiếc mủng”.

Trong phút chốc, ngồi trước mặt chúng tôi lại vẫn là một người đàn bà lúng túng, đầy sợ sệt, nhưng có vẻ thông cảm với chúng tôi hơn. Mụ bắt đầu kể:

– Từ nhỏ tuổi tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới. Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tới.

Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình:

– Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối...

– Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính nguy không ? – Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề.

– Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính – bỗng mụ đỏ mặt –nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.

– Vậy sao không lên bờ mà ở – Đẩu hỏi.

– Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vỏ ? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!

– Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không ? – Tôi hỏi.

– Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu... Giá mà lão uống rượu... thì tôi còn đỡ khổ... Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão ... đưa tôi lên bờ mà đánh...

- Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được ! – Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên.

– Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...

– Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông... dù hắn man rợ, tàn bạo ?

- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biến động sóng gió chứ chú ?

Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp :

– Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp… con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được ! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ủng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ.

– Cả đời chị có một lúc nào thật vui không ? – Đột nhiên tôi hỏi.

– Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no... Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ. Người đàn bà đã khóc khi nghe tôi nhắc đến thằng Phác. Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài. Trong cái đám con cái đông đúc đang sống ở dưới thuyền, mụ không yêu một đứa nào bằng thằng Phác, cái thằng con từ tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ, và không khéo sẽ còn hành hạ mụ cho đến khi chết – nếu không có cách mạng về.

Mụ cho chúng tôi biết, vì sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố

nó, mụ đã phải gửi nó lên rừng nhờ bố mình nuôi đã nửa năm nay. Ở với ông

ngoại, thằng bé sướng hơn ở trên thuyền với bố mẹ. Nhưng hễ rời ra là nó trốn

về. Thằng bé tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở

dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

Chiều hôm ấy trong khi Đẩu gặp lão đàn ông để giáo dục răn dạy lão thì tôi trở lại xưởng đóng thuyền. Vắng thằng Phác, dù sao cái bãi cát cũng như cả vùng phá nước trở nên trống trải thế nào ấy. Đêm, những đàn chim di cư vẫn vỗ cánh trong sương, bay qua vùng phá. Tôi khoác chiếc máy ảnh đi lang thang cho đến tận khuya, đã mỏi cả chân, tôi đến ngồi bên một ngọn lửa. Nhúm phơi bào bắt cháy sang mấy cái đầu mẩu gỗ cưa ra từ các lẻ ván của một chiếc thuyền mới vớt lên được, sau vụ đắm thuyền trong vụ bắc năm ngoái. Gần sáng trời trở gió đột ngột, từng tảng mây đen xếp ngổn ngang trên mặt biển đen ngòm, và biển bắt đầu gào thét, sóng bạc đầu ngoài của lạch nối cồn lên, cao như những ngọn núi tuyết trắng.

Trong phá, các thứ tàu thuyền đều tìm vào bờ để trú, duy ở giữa phá chẳng hiểu vì sao vẫn còn thấy một chiếc thuyền vó bè đang đậu. Gió rú ào ào chung quanh chiếc xe Reo vừa mới ở trên rừng xuống, chưa dỡ gỗ xuống hết. Cái ông lão đã ngoài sáu mươi mà vẫn còn theo đuổi nghề sơn tràng đang ngồi bên bếp lửa giữa trời, vẫn đặt hai con mắt đầy vẻ lo lắng ra ngoài mặt phá, nơi có chiếc thuyền.

Cái bếp lửa cũng bị gió ném tung ra khắp bãi cát, những tàn lửa đỏ rực bay quẩn lên chung quanh chỗ tôi và ông lão ngồi. Tôi xem lại xoong cơm đã sống nhãn hộ ông lão đoạn gào lên :

– Chiều gió này không khéo bão cấp 11 rồi ?

– Ừ, ừ..! – Ông lão lẩm bẩm, vẫn không rời mắt khỏi chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá.

Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi.

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhọt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông...

8-1983

(Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3, NXB Văn học Hà Nội 2001)

Đánh giá

0

0 đánh giá