Lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Đạo đức 5 Bài 5 từ đó học tốt môn Đạo đức lớp 5.
Giải Đạo đức lớp 5 Bài 5: Em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống
Đạo đức lớp 5 trang 26 Khởi động
Câu hỏi (trang 26 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát ảnh và chia sẻ cảm nghĩ của em
Hướng dẫn:
Con đường đến trường mùa mưa lũ của các bạn ở miền núi thật khó khăn vì đường đất, trơn. Tuy nhiên, các bạn học sinh ở đó không vì thế mà nghỉ học mà các bạn vẫn vượt qua khó khăn để đến trường học tập, tiếp thu con chữ.
Đạo đức lớp 5 trang 26, 27 Kiến tạo tri thức mới
Câu hỏi 1 (trang 26 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
- Các bạn đã vượt qua khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống như thế nào?
- Em sẽ làm gì để vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống? Nêu ví dụ.
Hướng dẫn:
- Các bạn đã vượt qua khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống bằng cách:
+ Đặt mục tiêu và phân chia giờ giấc rõ ràng.
+ Nhờ bạn bè, người thân nhắc nhở, hỗ trợ.
+ Học cách làm chủ bản thân và chú ý học tập.
+ Tự động viên và học hỏi thêm từ người khác.
- Em đã vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống bằng cách học hỏi thêm từ người khác, nhờ bố mẹ nhắc nhở hỗ trợ…
+ Ví dụ: khi gặp một bài tập khó, em đã nhờ bạn hoặc cô giáo (bố mẹ, anh/chị) hướng dẫn để tìm ra cách làm bài đó.
Câu hỏi 2 (trang 27 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
Thông tin 1
Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo, ngay từ nhỏ đã rất lanh lợi, thông minh. Trong khi bạn bè đồng trang lứa đi học, ông phải vào rừng kiếm củi. Vốn ham học, hằng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé đến lớp học của thầy đồ trong làng, đứng ngấp nghé ngoài cửa với bó củi sau lưng để học lỏm. Nhiều ngày, thầy đồ thấy tội nên đã cho Mạc Đĩnh Chi vào lớp ngồi cùng các bạn. Mạc Đỉnh Chi phải kiếm sống vào ban ngày và học vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để học, ông liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết, ông dùng lá để thay giấy và tập viết. Bằng nghị lực phi thường, Mạc Đĩnh Chi đã đỗ Trạng nguyên vào khoa thi năm Giáp Thìn (1304).
(Theo Thần đồng nước Nam Mạc Đĩnh Chi, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016)
Thông tin 2
Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, lớn lên trong vòng tay của bác ruột, sống trong điều kiện vất vả, khó khăn nhưng Phạm Ngọc Tiểu Vy (sinh năm 2009, thôn Tân Phú, xã Bù Nho huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) luôn ngoan hiền,
học giỏi. Nhờ siêng năng, ham học, tích cực tham gia các phong trào của trường, lớp nên mùa hè năm 2018, Tiểu Vy là một trong 70 học sinh ưu tú có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Chủ tịch nước gặp mặt tại Hà Nội. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Vy chia sẻ: “Em tự hứa với mình sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này trở thành cô giáo. Khi lớn lên em sẽ tích cực giúp đỡ những hoàn cảnh giống em”
(Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước, https://binhphuoc.gov.vn)
- Nêu cảm nghĩ của em về hai tấm gương vượt khó nói trên.
- Theo em, cần thể hiện thái độ như thế nào với những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống?
Hướng dẫn:
- Cả hai tấm gương vượt khó nói trên cho thấy một nghị lực phi thường của họ. Mạc Đĩnh Chi và Tiểu Vy đã không khuất phục trước khó khăn, cả hai người đều nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn để trở thành người có ích cho đất nước, xã hội và bước đến thành công trong cuộc sống.
- Chúng ta cần có thái độ tôn trọng, cảm phục trước những tấm gương vượt khó trong học tập và cuộc sống.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 28
Đạo đức lớp 5 trang 28 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 28 SGK Đạo đức lớp 5): Nhận xét các ý kiến sau:
Hướng dẫn:
- Ý kiến 1: ý kiến này hoàn toàn đúng vì để vượt qua khó khăn, mỗi chúng ta cần lạc quan, nhìn vào điểm tích cực để có thể dễ dàng vượt qua.
- Ý kiến 2: ý kiến này chưa đúng vì những tấm gương vượt qua khó khăn giúp chúng ta có thêm nhiều tấm gương sáng, động lực, học hỏi để vượt qua khó khăn của chính mình.
- Ý kiến 3: ý kiến này hoàn toàn đúng vì cần phải nỗ lực, kiên trì mới đạt được mục tiêu của mình.
- Ý kiến 4: ý kiến này hoàn toàn đúng vì những tấm gương vượt khó giúp chúng ta có thêm nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống.
- Ý kiến 5: ý kiến này hoàn toàn đúng vì nếu có quyết tâm và cách giải quyết phù hợp thì mọi khó khăn đều được giải quyết, vượt qua.
- Ý kiến 6: ý kiến này hoàn toàn đúng vì chúng ta cần biết khích lệ, động viên mình và mọi người để chúng ta có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
Luyện tập 2 (trang 28 SGK Đạo đức lớp 5): Bày tỏ ý kiến
• Trường hợp 1:
Sắp đến kiểm tra cuối học kì 1, Na và Cốm đều lo lắng nhưng cách giải quyết của hai bạn lại khác nhau. Na lên kế hoạch ôn bài và tâm sự với bạn để giải toả căng thẳng. Cốm thì chơi trò chơi điện tử, đọc truyện tranh.
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của bạn nào? Vì sao?
- Chia sẻ thêm với hai bạn một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống.
• Trường hợp 2:
Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kiên vẫn vươn lên để đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện. Thế nhưng, một vài bạn trong lớp vẫn không muốn vui chơi và làm việc nhóm cùng Kiên.
- Nhận xét về thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên.
- Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn:
• Trường hợp 1:
- Em đồng ý với cách giải quyết khó khăn của Na vì Na đã biết cách vượt qua khó khăn để đạt được kết quả tốt hơn. Còn Cốm đã không tìm cách để vượt qua khó khăn, ngược lại Cốm còn trốn tránh khó khăn bằng việc chơi điện tử, đọc truyện tranh.
- Một số cách để vượt qua sự lo lắng trong học tập hay trong cuộc sống: trao đổi những khó khăn để giảm áp lực, lập kế hoạch rõ ràng, tích cực tham gia các hoạt động, giữ tinh thần lạc quan…
• Trường hợp 2:
- Thái độ của một vài bạn trong lớp với Kiên là chưa đúng. Nếu là bạn cùng lớp với Kiên, em sẽ động viên, cổ vũ tinh thần Kiên và nhắc nhở các bạn trong lớp để các bạn có cái nhìn đúng và tích cực về Kiên.
Giải Đạo đức lớp 5 trang 29
Luyện tập 3 (trang 29 SGK Đạo đức lớp 5): Xử lí tình huống
• Tình huống 1:
Tin nghĩ mãi nhưng vẫn chưa hoàn thành bài luyện tập mà cô hướng dẫn.
Nếu là Tin, em sẽ làm gì?
• Tình huống 2:
Bố mẹ phải đi công tác xa nhà một tháng nên Cốm sang ở với ông bà.
- Theo em, Cốm sẽ gặp những khó khăn gì?
- Nếu là Cốm, em sẽ vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
• Tình huống 3:
Bin bị ốm nên phải nghỉ học nhiều ngày. Khi đi học lại, Bin cảm thấy khó khăn vì không theo kịp bài trên lớp.
Nếu là Bin, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn:
- Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ hỏi lại cô hoặc bạn cách làm bài luyện tập một lần nữa để hiểu hơn và làm được bài tập đó.
- Tình huống 2:
+ Theo em, Cốm sẽ gặp phải những khó khăn như: nhớ nhà, nhớ bố mẹ, sinh hoạt thay đổi…
+ Nếu là Cốm, em sẽ cố gắng thích nghi và thay đổi theo giờ sinh hoạt của ông bà, cố gắng tự giác, tự lập khi không có bố mẹ ở nhà.
- Tình huống 3: Nếu là Bin, em sẽ mạnh dạn hỏi bạn, hỏi cô về những bài mình chưa được học trong thời gian nghỉ để bù lại phần kiến thức còn thiếu.
Đạo đức lớp 5 trang 29 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 29 SGK Đạo đức lớp 5): Chia sẻ về các tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống mà em biết, rút ra bài học cho bản thân.
Hướng dẫn:
- Các tấm gương vượt khó trong học tập, trong cuộc sống mà em biết:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí: bị liệt cả hai tay nhưng đã nỗ lực vượt khó trong học tập bằng việc tập viết bằng chân.
+ Bạn Lò Thị Chính: cuộc sống khó khăn nhưng bạn luôn nỗ lực học tập, đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh ngoan, gương mẫu của trường.
+ …
- Bài học cho bản thân em: chúng ta ai cũng có những khó khăn nhất định, vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực để vượt qua những khó khăn đó để có thể hướng đến đích thành công.
Vận dụng 2 (trang 29 SGK Đạo đức lớp 5): Lập kế hoạch khắc phục những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của em và thực hiện kế hoạch đó.
Các khó khăn |
Cách vượt qua khó khăn |
Thời gian thực hiện |
Người hỗ trợ (nếu cần) |
Kết quả thực hiện |
Thiếu tự tin khi thuyết trình |
Luyện tập thường xuyên và lắng nghe góp ý |
Chủ nhật hàng tuần |
Thầy cô, bố mẹ, bạn bè |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Hướng dẫn:
Các khó khăn |
Cách vượt qua khó khăn |
Thời gian thực hiện |
Người hỗ trợ (nếu cần) |
Kết quả thực hiện |
Thiếu tự tin khi thuyết trình |
Luyện tập thường xuyên và lắng nghe góp ý |
Chủ nhật hàng tuần |
Thầy cô, bố mẹ, bạn bè |
Thuyết trình tự tin hơn, hay hơn |
Đi xe đạp chưa thạo |
Luyện tập thường xuyên |
Cuối chiều mỗi ngày |
Bố mẹ, anh chị |
Biết cách đi xe đạp thành thạo |
Chữ viết chưa đẹp |
Luyện chữ thường xuyên |
Tối thứ 7 |
Thầy cô, bố mẹ |
Chữ viết đẹp hơn |
… |
… |
… |
… |
… |
Xem thêm các bài giải bài tập Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4: Em nhận biết khó khăn trong học tập và cuộc sống