Giải SGK Đạo đức lớp 5 Bài 9 (Chân trời sáng tạo): Em lập kế hoạch cá nhân

1 K

Lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Đạo đức 5 Bài 9 từ đó học tốt môn Đạo đức lớp 5.

Giải Đạo đức lớp 5 Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

Đạo đức lớp 5 trang 43 Khởi động

Câu hỏi (trang 43 SGK Đạo đức lớp 5): Chia sẻ về ước mơ của em và cách em thực hiện ước mơ đó.

Hướng dẫn:

Em ước mơ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người. Vì vậy em cần lên kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết để học tốt và đạt được ước mơ đó.

Đạo đức lớp 5 trang 43, 44, 45 Kiến tạo tri thức mới

Câu hỏi 1 (trang 43 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và nêu các loại kế hoạch cá nhân

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

Kể thêm những loại kế hoạch cá nhân khác

Hướng dẫn:

- Các loại kế hoạch cá nhân trong các bức tranh:

+ Bức tranh 1: Kế hoạch học tập

+ Bức tranh 2: Kế hoạch tập luyện thể dục thể thao

+ Bức tranh 3: Kế hoạch tiết kiệm

+ Bức tranh 4: Kế hoạch tổ chức sinh nhật

- Các loại kế hoạch cá nhân khác: kế hoạch tài chính, kế hoạch du lịch,…

Câu hỏi 2 (trang 44 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

BÁC TẬP CHO CHÚNG TÔI CÓ KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG

Hồi ở Pác Bó, sáng ra Bác Hồ thường bố trí công việc cho chúng tôi làm. Ai không có việc thì được Bác tìm việc cho. Ai đã sắp xếp được công việc trong ngày, Bác thấy vui dù việc làm rất nhỏ. Bác thường hỏi từng người:

- Hôm nay chủ định làm gì?

- Thưa Bác, vá áo ạ!

- Được. Còn chú kia?

- Thưa Bác, nghiên cứu tài liệu ạ!

- Được. Còn chú này chưa có việc gì à? Sách này hay đấy, chú đọc đi!

Tôi cũng như các anh em khác thường được Bác chăm lo như vậy. Đặc biệt là khi chúng tôi nghiên cứu tài liệu, Bác thường hướng dẫn rất chu đáo, giúp chúng tôi quen dần vào nền nếp. Đối với anh chị em phục vụ, Bác cũng ân cần chỉ bảo. Tôi nhớ có lần Bác nói với chị Trưng người Cao Bằng:

- Nấu cơm rửa bát cũng phải có trật tự, có kế hoạch cụ thể. Trước khi nấu cơm phải kiếm củi rồi mới đổ gạo vào nồi vo, rồi nhóm lửa và chạy đi lấy lá dợi cơm cạn dậy vào. Chứ vo gạo rồi mới chạy đi kiếm củi thì thật là vô lí.

Bác thường nhắc cán bộ phải luôn làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Việc nhắc nhở thường xuyên của Bác rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi.

(Theo 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, 2010)

- Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ điều gì?

- Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng gì?

- Theo em, vì sao phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

Hướng dẫn:

- Trong câu chuyện trên, Bác thường nhắc nhở anh chị phục vụ và cán bộ về làm việc có kế hoạch, tránh nhàn rỗi.

- Lời nhắc nhở thường xuyên của Bác có tác dụng rèn luyện cho mọi người thói quen sắp xếp công việc hằng ngày, làm việc có kế hoạch, tránh sự tuỳ tiện và nhất là tránh nhàn rỗi.

- Theo em, chúng ta phải lập và thực hiện kế hoạch cá nhân để chúng ta có cách sắp xếp công việc khoa học, tránh tùy tiện, nhàn rỗi.

Câu hỏi 3 (trang 45 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi

Trong lúc học về cách xây dựng kế hoạch cá nhân, Na, Cốm, Tin và Bin thảo luận rất sôi nổi, Na mở đầu:

- Việc đầu tiên của lập kế hoạch là phải xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành.

Cốm tiếp lời:

- Sau đó, phải xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu các việc đó.

Tín nêu thêm ý kiến:

- Tiếp theo, chúng ta cần xác định các biện pháp cho từng việc làm. Đôi khi, cần xác định người hỗ trợ, giúp đỡ.

Bin chia sẻ:

- Trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể đánh giá, điều chỉnh lại kế hoạch và cần có thêm biện pháp dự phòng.

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

- Từ ý kiến của các bạn, việc lập kế hoạch cá nhân cần thực hiện theo các bước nào?

- Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý điều gì?

Hướng dẫn:

- Từ ý kiến của các bạn, việc lập kế hoạch cá nhân cần thực hiện theo các bước:

+ Xác định rõ mục tiêu và các mốc thời gian hoàn thành

+ Xác định việc cần làm để đạt được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên các việc đó.

+ Xác định biện pháp cho từng việc làm (xác định người hỗ trợ, giúp đỡ)

+ Khi thực hiện, chúng ta có thể đánh giá, điều chỉnh lại kế hoạch và có thêm biện pháp dự phòng.

- Khi lập kế hoạch cá nhân, em cần lưu ý thứ tự việc làm sao cho hợp lý, phù hợp và có các biện pháp cho từng việc làm.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 46

Đạo đức lớp 5 trang 46 Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 46 SGK Đạo đức lớp 5): Nhận xét các ý kiến sau:

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

Hướng dẫn:

- Ý kiến 1: ý kiến này hoàn toàn đúng vì khi làm việc có kế hoạch, chúng ta làm mọi việc theo cách sắp xếp có thứ tự hơn.

- Ý kiến 2: ý kiến này chưa đúng vì chúng ta làm việc gì cũng cần lập kế hoạch một cách chi tiết, đầy đủ.

- Ý kiến 3: ý kiến này hoàn toàn đúng vì tùy hoàn cảnh, tình huống mà chúng ta cần điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp, bởi hoàn cảnh là không giống nhau và không cố định.

- Ý kiến 4: ý kiến này chưa đúng vì kế hoạch có thể thay đổi theo hoàn cảnh.

- Ý kiến 5: ý kiến này hoàn toàn đúng vì mỗi thời điểm, mỗi loại kế hoạch mà chúng ta có thể chia thành các mức độ thời gian kế hoạch khác nhau.

- Ý kiến 6: ý kiến này hoàn toàn đúng vì không phải mọi kế hoạch chúng ta đều có thể tự làm.

Luyện tập 2 (trang 46 SGK Đạo đức lớp 5): Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào của các bạn sau đây? Vì sao?

a. Cứ chờ đến lúc gần kiểm tra định kì thì Bin mới lập kế hoạch ôn tập.

b. Khi lập kế hoạch, Tin đã xác định các mục tiêu quá sức của mình để có động lực phấn đấu tốt hơn.

c. Sau khi lập kế hoạch, Cốm chờ đến khi có hứng thú mới thực hiện.

d. Trong bản kế hoạch của Tin, việc nào thích làm thì được ưu tiên hơn.

e. Khi không thực hiện được kế hoạch, Na xem lại nguyên nhân và tìm cách khắc phục.

Hướng dẫn:

a. Em không đồng tình với việc làm của Bin vì trong quá trình học, Bin cần có kế hoạch ôn tập bài mỗi ngày thì Bin mới có thể nắm chắc bài và đạt được kết quả tốt.

b. Em đồng tình với việc làm của Tin vì có như vậy Tin mới hiểu rõ được mình cần nỗ lực nhiều hơn ở những điểm nào.

c. Em không đồng tình với việc làm của Cốm vì khi lập kế hoạch việc làm, để có kết quả tốt thì Cốm cần có kế hoạch thực hiện và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc.

d. Em không đồng tình với việc làm của Tin vì chúng ta cần có thứ tự ưu tiên việc làm phù hợp.

e. Em đồng tình với việc làm của Na vì có như vậy thì Na mới có thể rút kinh nghiệm trong việc thực hiện kế hoạch lần tới để có thể đạt được kết quả cao.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 47

Luyện tập 3 (trang 47 SGK Đạo đức lớp 5): Sắp xếp các nội dung sau theo trình tự các bước lập kế hoạch cá nhân:

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

Hướng dẫn:

Trình tự các bước lập kế hoạch cá nhân: c - e - a - b - d - g

Luyện tập 4 (trang 47 SGK Đạo đức lớp 5): Xử lí tình huống

• Tình huống 1:

Na luôn xây dựng kế hoạch cá nhân hằng tuần chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Khi kiểm tra và phát hiện mình chưa thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, Na tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lí. Thế nhưng, em gái Na luôn làm việc không theo kế hoạch. Na góp ý thì em Na nói: “Việc khó mới cần kế hoạch, còn việc hằng ngày không cần”.

Nếu là Na, em sẽ giải thích như thế nào để em gái thấy được lợi ích của việc lập và thực hiện kế hoạch cá nhân?

• Tình huống 2:

Cốm, Na, Bin và Tin cùng nhau lập kế hoạch tập luyện tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ban đầu, cả nhóm tập rất chăm chỉ nhưng sau một tuần, Bin tỏ ra chán nản, thường xuyên đi muộn trong các buổi tập khiến kế hoạch của nhóm có nguy cơ không thực hiện được.

Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?

• Tình huống 3:

Chiều thứ Bảy được nghỉ học, Bin sang nhà Tin để rủ Tin đi đá bóng. Sang đến nơi, thấy Tin đang đọc sách, Bin trệu: “Cậu muốn trở thành mọt sách à? Học cả tuần rồi, thứ Bảy phải nghỉ ngơi, thư giãn chứ?”. Tin ôn tồn bảo: “Trong kế hoạch của mình, chiều nay là giờ tự học, học xong mình mới đi chơi”. Bin cố gắng thuyết phục bạn đi đá bóng nhưng Tin vẫn kiên quyết từ chối. Cuối cùng, Bin giận dỗi bỏ về.

Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

Hướng dẫn:

- Tình huống 1: Nếu là Na, em sẽ lấy kế hoạch của mình làm mẫu và khuyên em mình rằng: Việc lập kế hoạch là một điều quan trọng, nó giúp cho mình làm việc khoa học hơn, cẩn thận hơn và biết cách làm việc sao cho hợp lí để việc mình làm đạt hiệu quả cao nhất có thể.

- Tình huống 2: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ nhắc nhở Bin về việc Bin đang làm ảnh hưởng kế hoạch của cả nhóm và động viên, khích lệ bạn ấy để bạn ấy tích cực tham gia.

- Tình huống 3: Nếu là Bin, em sẽ đợi bạn đọc sách xong rồi cùng bạn đi chơi đá bóng.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 48

Đạo đức lớp 5 trang 48 Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 48 SGK Đạo đức lớp 5): Chọn một trong những việc sau và lập kế hoạch thực hiện:

a. Tiết kiệm tiền để mua đồ dùng học tập cho năm học mới.

b. Học tập để cải thiện một môn học chưa có nhiều tiến bộ.

c. Học một môn năng khiếu yêu thích (bóng đá, võ thuật, chơi đàn,...).

d. Tổ chức chúc mừng nhân dịp đặc biệt của người thân, bạn bè, thầy cô giáo.

Hướng dẫn:

Lập kế hoạch tiết kiệm tiền để mua đồ dùng học tập cho năm học mới:

- Mục tiêu: tiết kiệm tiền để mua đồ dùng học tập cho năm học mới

- Thời gian hoàn thành: trước khi vào năm học mới

- Các việc cần thực hiện và biện pháp thực hiện:

+ Nuôi lợn đất: mỗi ngày bỏ vào lợn đất 5000 đồng.

+ Cuối năm học, dọn sách vở, giấy vụn, vỏ chai… không dùng đến đem bán.

Vận dụng 2 (trang 48 SGK Đạo đức lớp 5): Thực hiện theo kế hoạch cá nhân đã lập và chia sẻ với các bạn về kết quả đạt được. Sau đó, đánh giá và điều chỉnh trước khi xây dựng kế hoạch cá nhân cho giai đoạn kế tiếp.

Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 9: Em lập kế hoạch cá nhân

Xem thêm các bài giải bài tập Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá