Giải SGK Đạo đức lớp 5 Bài 11 (Cánh diều): Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

1 K

Lời giải bài tập Đạo đức lớp 5 Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Đạo đức 5 Bài 11 từ đó học tốt môn Đạo đức lớp 5.

Giải Đạo đức lớp 5 Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Đạo đức lớp 5 trang 58 Khởi động

Câu hỏi (trang 58 SGK Đạo đức lớp 5): Tham gia trò chơi Hãy chọn giá đúng và trả lời câu hỏi

Cách chơi: Học sinh lựa chọn một ô số, mỗi ô số tương ứng với một sản phẩm. Học sinh đoán đúng giá hoặc thấp hơn gần nhất với giá của sản phẩm sẽ là người chiến thắng.

Hướng dẫn:

- HS đoán giá theo sản phẩm giáo viên đưa ra.

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Đạo đức lớp 5 trang 58, 59 Khám phá

Câu hỏi 1 (trang 58, 59 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Câu hỏi:

a. Các bạn trong tranh nào biết sử dụng tiền hợp lí? Vì sao?

b. Hãy kể thêm các biểu hiện sử dụng tiền hợp lí khác mà em biết.

Hướng dẫn:

a. Các bạn trong các bức tranh 1,2,3,4,5 là những bạn biết sử dụng tiền hợp lí. Vì các bạn sử dụng tiền vào mục đích chính đáng và cần thiết

Còn bức tranh số 6 hai bạn nam không sử dụng tiền vào đúng mục đích mà dùng tiền để mua rất nhiều đồ chơi.

b. Sử dụng tiền để mua đồ dùng học tập, sử dụng tiền giúp đỡ người khó khăn, sử dụng tiền để gửi tiết kiệm, sử dụng tiền để mua quà sinh nhật cho mẹ…

Câu hỏi 2 (trang 59 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Ngoài giờ học, Hà dành thời gian chăm sóc đàn gà để có thêm thu nhập. Năm học mới, Hà sử dụng tiền bán gà để mua đồ dùng học tập. Số tiền còn lại, Hà để dành tiết kiệm, phòng khi cần đến. Trước khi chi tiêu, Hà cân nhắc rất cẩn thận và chỉ mua những món đồ cần thiết. Nhờ vậy, Hà luôn chủ động trong chi tiêu và còn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Hà thấy mình tự tin và vui vẻ.

Trường hợp 2

Mỗi lần về thăm quê, chú An thường cho Bằng một số tiền. Chú dặn Bằng cân nhắc kĩ trước khi chi tiêu để sử dụng tiền thật hợp lí. Nhưng mỗi lần được chú cho tiền, Bằng sử dụng hết để mua những món đồ chơi mà mình thích. Biết chuyện, chú An không hài lòng về việc sử dụng tiền lãng phí của Bằng.

Câu hỏi:

a. Hà và Bằng đã sử dụng tiền vào những việc gì? Việc sử dụng tiền của Hà và Bằng đã dẫn đến điều gi

b. Vì sao phải sử dụng tiền hợp lí

Hướng dẫn:

a.

- Hà đã sử dụng tiền để mua đồ dùng học tập,và giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc sử dụng tiền của Hà đã giúp bạn tạo cho mình một thói quen tốt và còn giúp đỡ được mọi người.

- Bằng đã sử dụng tiền chú cho để mua đồ chơi mà mình thích. Và việc sử dụng tiền đó của Bằng đã không giúp bạn để dành được tiền và còn có thói quen xấu là tiêu sài hoang phí.

b. Sử dụng tiền hợp lí sẽ tạo cho bản thân một thói quen tốt, một đức tính tiết kiệm  và không những thế chúng ta sẽ dành dụm được một khoản tiền nhỏ phòng khi cần thiết có thể dùng.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 60

Đạo đức lớp 5 trang 60, 61 Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 60 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Trả lời:

a. Đồng tình. Vì khi tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ sẽ có lợi hơn khi xảy ra một chuyện gì đó cần đến việc phải dùng tiền

b. Không đồng tình. Vì sử dụng tiền một cách hợp lí là một đức tính và là một thói quen tốt

c. Không đồng tình. Vì ở bất cứ độ tuổi nào các bạn cũng nên sử dụng tiền tiết kiệm để tạo cho mình một thói quen tốt

d. Đồng tình. Vì rèn luyện cho mình một thói quen tốt từ sớm là một điều rất tốt.

g. Đồng tình. Vì chúng ta còn nhỏ chưa kiếm ra được nhiều tiền nên những đồng tiền mà chúng ta đang sử dụng hầu hết đều là do bố mẹ cung cấp. Vì vậy tiết kiệm cũng là một cách hợp lí và biết quý trọng công lao của bố mẹ

Luyện tập 2 (trang 60 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Bạn nào sử dụng tiền hợp lí trong các trường hợp sau? Vì sao?

a. Hiếu luôn cân nhắc và chỉ mua những món đồ phù hợp với nhu cầu của bản thân.

b. Hiền trích một phần tiền thưởng của cuộc thi Hội khoẻ Phù Đổng để mua khăn len tặng bà.

c. Bình sử dụng toàn bộ tiền đang có để chơi trò chơi điện tử.

d. My so sánh giá và chất lượng của món đồ ở các cửa hàng trước khi mua.

e. Cặp sách vẫn còn mới, nhưng Bảo vẫn xin tiền mẹ để mua thêm một

chiếc khác.

Trả lời:

- Các bạn sử dụng tiền hợp lí trong các trường hợp trên là bạn Hiếu, bạn Hiền. Vì các bạn ấy đã biết sử dụng tiền để mua những món đồ phù hợp với nhu cầu của bản thân mình

- Các bạn sử dụng tiền chưa hợp lí là bạn Bình, bạn My, bạn Bảo. Các bạn trong các trường hợp này đã sử dụng tiền chưa hợp lí và lãng phí tiền bạc

Luyện tập 3 (trang 60, 61 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Xử lí tình huống

Tình huống 1

Na và Lan đạt giải trong cuộc thi Ô-lim-pic (Olympic) tiếng Anh và được tiền thưởng. Na rủ Lan tới trung tâm thương mại để mua sắm. Lan cũng rất thích nhưng phân vân vì gia đình Lan còn khó khăn.

? Nếu là Lan, em sẽ sử dụng số tiền thưởng của mình như thế nào?

Tình huống 2

Bố ra điều kiện, khi nào Tuấn để dành được 300 000 đồng, bố sẽ thêm tiền để mua cho bạn một chiếc xe đạp. Hôm nay là ngày Tuấn đã để dành đủ số tiền trên. Nhưng trên đường đi học về, Tuấn lại gặp một người bán món đồ chơi mà bạn đã muốn có từ lâu. Tuấn phân vân có nên mua đồ chơi đó hay không.

? Nếu là Tuấn, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 3

Thấy chiếc mũ màu đỏ trong cửa hàng, Linh nói với Huệ: "Tớ sẽ dùng số tiền còn lại để mua chiếc mũ này". Huệ nói: "Mình thấy chiếc mũ này ở cửa hàng khác giá rẻ hơn".

? Nếu là Linh, em sẽ làm gì? Vì sao?

Tình huống 4

Mẹ cho Nga tiền để mua bộ váy mới tham gia hội diễn ở trường. Nhưng Nga thấy chị Hằng cũng có bộ váy tương tự. Nga băn khoăn nên sử dụng số tiền mẹ cho để mua bộ váy mới hay mượn bộ váy của chị Hằng.

? Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?

Trả lời:

- Tình huống 1: Nếu là Lan em sẽ tự thưởng cho mình một món đồ mà em đã thích từ lâu vì công sức bỏ ra là xứng đáng, số tiền còn lại sẽ mang về đưa cho mẹ hoặc để tiết kiệm

- Tình huống 2: Nếu là Tuấn em sẽ không mua món đồ chơi đó và dùng số tiền đấy cùng tiền bố thêm cho để mua một chiếc xe đạp, thuận tiện hơn cho việc đi học. Còn món đồ chơi yêu thích thì sau đó Tuấn có thể tiết kiệm tiếp và sẽ mua nó vào lần sau

- Tình huống 3: Nếu là Linh em sẽ nghe lời Huệ và sang cửa hàng khác để mua chiếc mũ đó, số tiền thừa còn lại em sẽ để dành vào những việc cần thiết lần sau

- Tình huống 4: Nếu em là Nga em sẽ mượn bộ váy của chị Hằng vì chỉ diễn văn nghệ một lần, và số tiền đó em sẽ dùng để mua tặng mẹ một bộ quần áo mới vì mẹ đã vất vả nuôi em khôn lớn.

Giải Đạo đức lớp 5 trang 61

Đạo đức lớp 5 trang 61 Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 61 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Chia sẻ với các bạn về các món đồ mà em đã mua và đánh giá món đồ nào em đã mua hợp lí và món đồ nào chưa hợp lí.

Trả lời:

Những món đồ hợp lí mà em đã mua như: Đồ dùng học tập, quà tặng cho bố, mẹ nhân dịp sinh nhật

Những món đồ chưa hợp lí mà em mua như: Truyện tranh, đồ chơi…

Vận dụng 2 (trang 61 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy liệt kê các món đồ mà em muốn mua, nêu lí do vì sao em lại muốn mua món đồ đó và chia sẻ với bố mẹ.

Hướng dẫn:

Món đồ em muốn mua trong thời gian tới là: Xe đạp

Em muốn mua một chiếc xe đạp để tiện cho việc đi học và bố mẹ không phải mất thời gian đưa đón em đi học.

Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 11: Em nhận biết việc sử dụng tiền hợp lí

Xem thêm các bài giải bài tập Đạo đức lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá