Giải SGK Công nghệ 9 Bài 7 (Cánh diều): Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

36

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Bài 7 từ đó học tốt môn Công nghệ 9.

Giải bài tập Công nghệ lớp 9 Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Mở đầu trang 34 Công nghệ 9: Kể tên một giống nhãn mà em biết. Giống nhãn đó có đặc điểm thực vật học như thế nào?

Trả lời:

* Một số giống Nhãn mà em biết là:

- Nhãn lồng Hưng Yên.

* Đặc điểm thực vật học của Nhãn lồng Hưng Yên:

+ Thân gỗ, tương đối lớn có thể cao tới 10-15 mét, thân có vỏ dày, nhiều vết nứt dọc nhỏ, đôi khi bong tróc ra từng mảng, tán cây rộng và rậm rạp, lá xanh quanh năm.

+ Lá cây nhãn lồng mỏng nhỏ và cứng hơn lá nhãn ở các nơi khác

+ Quả nhãn lồng thì không quá to, nhưng đều, nhìn như có gai và có màu vàng nhạt

+ Hạt nhãn lồng thì nhỏ tròn và đen nháy

Khám phá trang 34 Công nghệ 9: Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây nhãn.

Trả lời:

Đặc điểm thực vật học của cây nhãn là:

- Rễ:

+ Có rễ cọc ăn sâu xuống đất khoảng 3 - 5 m.

+ Rễ sinh trưởng tập trung ở độ sâu khoảng 10 - 15 cm.

- Thân và cành:

+ Thân gỗ.

+ Một năm cây nhãn ra từ 2 đến 4 đợt cành mới nên cây có nhiều cành.

- Lá:

+ Lá xanh quanh năm, tán lá dày.

+ Lá thuộc loại lá kép, có 6 - 10 lá chét mọc đối xứng, chiều dài lá khoảng 15 - 25 cm.

+ Lộc non thường có màu đỏ nâu và chuyển sang màu xanh khi lá trưởng thành.

- Hoa:

+ Mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạt.

+ Có ba loại hoa: hoa dực, hoa cái và hoa lưỡng tính.

+ Khi thụ phấn thuận lợi, hoa cái và hoa lưỡng tính sẽ tạo thành quả.

- Quả có dạng hình cầu, khi chín, quả có đường kính khoảng 1,5 - 3,0 cm; khối lượng 12 - 22 g tùy theo giống. Vỏ quả mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín, có giống vỏ quả màu tím nâu khi chín. Thịt quả có màu trắng đục, mọng nước, vị ngọt. Hạt nhãn hình cầu, màu đỏ nâu hoặc nâu đen.

Luyện tập 1 trang 35 Công nghệ 9: Quả nhãn được hình thành từ loại hoa nào?

Trả lời:

Quả nhãn được hình thành từ hoa cái và hoa lưỡng tính.

Luyện tập 2 trang 35 Công nghệ 9: Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết được quả nhãn chín?

Trả lời:

Dựa vào màu sắc của quả nhãn để nhận biết quả nhãn chín: quả có màu vàng nâu hoặc màu tím nâu.

Khám phá trang 35 Công nghệ 9: Hãy phân tích những yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.

Trả lời:

Những yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nhãn là:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ cây sinh trưởng và phát triển là 21 - 27 °C.

+ Nhiệt độ cây thụ phấn, thụ tinh của hoa nhãn là 18 - 25 °C.

- Ánh sáng: cần ánh sáng mạnh nhưng cây cũng chịu được bóng râm. Phân tán bị che bóng thường không ra hoa, đậu quả tốt.

- Độ ẩm: Ưa ẩm và chống chịu kém với ngập úng. Lượng mưa hằng năm thích hợp cho trồng nhãn là 1 200 - 1 600 mm. Vào thời kì ra hoa và phát triển quả, cây nhãn cần nhiều nước.

- Đất:

+ Trồng trên các loại đất như đất cát pha, đất thịt, đất phù sa.

+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước.

+ Độ pH 5,5 - 6,5

+ Độ mặn thấp hơn 0,2%.

Khám phá trang 36 Công nghệ 9: Hãy nêu tên các bước của quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn.

Trả lời:

Các bước của quy trình trồng, chăm sóc cây nhãn:

1. Lựa chọn thời vụ trồng cây.

2. Xác định mật độ trồng cây.

3. Chuẩn bị hố trồng.

4. Trồng cây.

5. Bón phân.

6. Tưới nước.

7. Phòng trừ sâu, bênh.

8. Tỉa cành và tạo tán.

9. Điều khiển ra hoa, đậu quả.

Khám phá trang 38 Công nghệ 9: Em hãy trình bày các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ.

Trả lời:

Các loại sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn và cách phòng trừ:

STT

Tên

Đặc điểm

Cách phòng trừ

1

Sâu bướm nhãn

Sâu bướm nhãn là loài sâu bướm, ấu trùng của chúng ăn lá, hoa và quả của cây nhãn.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát hóa học như thuốc trừ sâu, cắm bẫy sâu bướm, sử dụng các phương pháp sinh học như vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) để tiêu diệt ấu trùng, và duy trì vệ sinh vườn cây sạch sẽ để loại bỏ ấu trùng và sâu bướm.

2

Rầy xanh nhãn

Rầy xanh là loài côn trùng nhỏ, hút chất lượng của cây nhãn, làm cho lá yếu và rụng.

Sử dụng thuốc phun để kiểm soát rầy, duy trì vệ sinh vườn cây để giảm sự phát triển của rầy và sử dụng các loài côn trùng hữu ích để kiểm soát số lượng rầy.

3

Bệnh đốm đỏ lá

Bệnh này gây ra các vết đốm màu đỏ trên lá và quả của cây nhãn, làm giảm chất lượng và năng suất.

Tránh ướt lá khi tưới nước, loại bỏ và phá hủy các phần cây bị nhiễm bệnh, sử dụng thuốc phun chống nấm mốc và duy trì không gian giữa các cây để cải thiện sự lưu thông không khí và giảm độ ẩm.

4

Rong rêu lá

Bệnh này gây ra một lớp bã trắng trên lá của cây nhãn, ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng của cây và làm giảm sản xuất.

Sử dụng thuốc phun chống nấm mốc, cắt tỉa lá bị nhiễm bệnh, cung cấp không gian giữa các cây để cải thiện lưu thông không khí và giảm độ ẩm, và duy trì vệ sinh vườn cây.

Vận dụng trang 39 Công nghệ 9: Ở địa phương em, có những loại sâu, bệnh nào phổ biến trên cây nhãn? Nêu cách phòng trừ.

Trả lời:

- Các loại sâu, bệnh phổ biến trên cây nhãn:

+ Rệp sáp

+ Bọ xít

+ Sâu đục

+ Rầy chổng cánh

+ Xén tóc

+ Sâu đục gân lá

+ Bệnh phấn trắng

+ Bệnh cháy lá

+ Bệnh thối bông

+ Đốm mốc xanh, mốc xám

- Cách phòng trừ đó là:

+ Vệ sinh vườn, cắt tải cành bên dưới, tạo sự thông thoáng trong vườn. Dùng cây chống đỡ các chùm nhãn thấp, hạn chế cho chúng tiếp xúc gần mặt đất. Tốt nhất, nên tạo điều kiện cho cây khỏe, sinh trưởng mạnh bằng các biện pháp canh tác như bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm. Đồng thời, vườn cây cũng nên có hệ thống thoát nước tốt, tránh ngập úng cho cây.

+ Trồng cây nhãn với mật độ vừa phải. Tránh trồng xen quá nhiều cây bóng râm sẽ tạo ẩm độ cao trong vườn làm bệnh phát triển mạnh.

+ Nên bón phân hữu cơ hoai mục kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để tạo nguồn vi sinh vật đối kháng trong đất.

+ Nên thu gom và tiêu hủy những trái nhãn bị bệnh sớm, để hạn chế lây lan.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Curzate-M8 72WP, Aliette 80WP, Mexyl-MZ 70WP, Mataxyl 500WP (15 - 20g/ 8 lít)... phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Nếu vùng có áp lực bệnh cao có thể phun ngừa khi trái còn nhỏ.

Khám phá trang 39 Công nghệ 9: Nêu các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở cây nhãn.

Trả lời:

Các kĩ thuật tỉa cành, tạo tán ở cây nhãn là:

- Khi cây con đạt đến độ cao 60 - 70 cm: tiến hành cắt ngọn. Khi cây ra mầm mới, tỉa bỏ bớt cành, chỉ giữ lại 3 - 4 cành khoẻ phân bố đều về các hướng, tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 dài 30 - 35 cm lại tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2, cứ như vậy tới hết năm thứ hai hoặc thứ ba.

- Đối với những cây nhãn ra hoa sau khi trồng l - 2 năm: phải ngắt bỏ hoa để cây tập trung phát triển thân, tán.

- Khi đã thu hoạch quả: tiến hành cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cảnh bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất cho cây thông thoáng.

Luyện tập trang 39 Công nghệ 9: Em hãy trình bày mục đích của việc tỉa cành và tạo tán ở cây nhãn.

Trả lời:

Mục đích của việc tỉa cành và tạo tán ở cây nhãn:

- Tỉa cành giúp kiểm soát sự phát triển của cây nhãn, đảm bảo rằng cây không trở nên quá cao hoặc quá rậm. Điều này không chỉ giúp cây có vẻ ngoài gọn gàng và hài hòa mà còn thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch và sự thông thoáng cho ánh sáng và không khí.

- Bằng cách tạo tán, việc tỉa cành tạo ra không gian cho ánh sáng và không khí có thể đi vào tất cả các phần của cây, giúp tăng cường quá trình quang hợp và phát triển của cây. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường sản lượng trái và cải thiện chất lượng trái nhãn.

- Tỉa cành cũng giúp loại bỏ các cành bị hỏng, bị nhiễm bệnh hoặc không cần thiết khỏi cây, ngăn chặn sự lan truyền của bệnh tật và nâng cao sức khỏe của cây.

- Bằng cách loại bỏ các cành không cần thiết và tạo tán, việc tỉa cành giúp kích thích sự phát triển cân đối của cây, từ đó tạo ra cây nhãn có hình dáng và cấu trúc lý tưởng cho mục đích trồng trọt và thu hoạch.

Khám phá trang 39 Công nghệ 9: Nêu các kĩ thuật điều khiển sự ra hoa và đậu quả ở cây nhãn.

Trả lời:

Các kĩ thuật điều khiển sự ra hoa và đậu quả ở cây nhãn:

- Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng hoá chất.

- Kĩ thuật hạn chế lộc đông bằng khoanh vỏ.

- Kĩ thuật tỉa quả.

Luyện tập trang 40 Công nghệ 9: Những biện pháp kĩ thuật nào cần được áp dụng để thu hoạch được quả nhãn to hơn?

Trả lời:

Những biện pháp kĩ thuật cần được áp dụng để thu hoạch được quả nhãn to hơn là:

- Kĩ thuật tỉa cành và tạo tán

- Kĩ thuật tỉa quả

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Đặc điểm chung của cây ăn quả

Bài 2: Nhân giống vô tính cây ăn quả và thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép đoạn cành

Bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành

Bài 4: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp chiết cành

Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Bài 6: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Bài 7: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn

Bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Bài 9: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây chuối

Bài 10: Thực hành trồng và chăm sóc cây ăn quả

Bài 11: Tính chi phí và hiệu quả của việc trồng cây ăn quả

Bài 12: Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả

Đánh giá

0

0 đánh giá