Kể tên một số tài nguyên biển (bãi cá, tôm; vịnh, đảo; khoáng sản;…) của Duyên hải Nam Trung Bộ

32

Với giải Câu hỏi trang 121 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 28: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi trang 121 Địa Lí 12: Dựa vào hình 28.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Kể tên một số tài nguyên biển (bãi cá, tôm; vịnh, đảo; khoáng sản;…) của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ.

Dựa vào hình 28.1 và thông tin trong bài, hãy: Kể tên một số tài nguyên biển

Lời giải:

- Một số tài nguyên biển của Duyên hải Nam Trung Bộ:

+ Bãi cá, tôm: các bãi cá, tôm trông vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, xung quanh các đảo Lý Sơn, Phú Quý.

+ Vịnh, đảo: vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.

+ Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, đá axit, sắt, ti-tan, cát thủy tinh, vàng, muối.

- Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển các ngành kinh tế biển:

+ Thế mạnh về điều kiện tự nhiên:

• Nằm gần các tuyến đường biển quan trọng đi qua Biển Đông => hoạt động giao thông vận tải có ưu thế phát triển. Có nhiều đảo và quần đảo; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiế lược về an ninh quốc phòng.

• Địa hình có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió => thuận lợi xây dựng các cảng biển; bờ biển có các bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né => phát triển du lịch; diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm, phá ven bờ thuận lợi phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản.

• Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, nhiệt độ và ánh sáng dồi dào => các ngành kinh tế biển hoạt động quanh năm.

• Khoáng sản: thềm lục địa có tiềm năng về dầu khí, vùng biển sản xuất muối, ti-tan phân bố ở Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,…; cát thủy tinh ở Khánh Hòa, Bình Thuận.

• Sinh vật: nguồn hải sản phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn và các ngư trường trọng điểm => phát triển khai thác thủy sản. Hệ thống các đảo ven bờ với hệ sinh thái độc đáo, môi trường trong lành là những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị như Cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý.

+ Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội:

• Số dân đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân nhiều kinh nghiệm trong phát triển các ngành kinh tế biển.

• Thị trường mở rộng, xu thế hội nhập nên nhu cầu giao thương giữa các vùng trong nước và quốc tế ngày càng tăng.

• Cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật đang được đầu tư, phát triển, hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hàng không,… ) được đầu tư xây mới, mở rộng, nâng cấp.

• Nhiều chính sách được ban hành như chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Hạn chế:

+ Tác động của biến đổi khí hậu và các thiên tai ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế biển.

+ Vùng biển đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật còn hạn chế.

Đánh giá

0

0 đánh giá