Với giải Vận dụng 3 trang 68 Hóa học 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Vật liệu polumer giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 9: Vật liệu polumer
Vận dụng 3 trang 68 Hóa 12: Keo dán là gì? Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao hiện nay keo dán tổng hợp như keo dán epoxy, keo dán poly(urea – formaldehyde) lại được sử dụng phổ biến.
Lời giải:
Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.
Keo dán epoxy có độ kết dính rất cao, chịu nhiệt, chịu nước, chịu dung moio, chịu lực tốt, rất dễ sử dụng.
Keo dán poly(urea – formaldehyde) bền với dầu mỡ và các dung môi thông dụng, thấm nước kém.
Lý thuyết Keo dán
1. Khái niệm
- Keo dán là vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau mà không làm biến đổi bản chất các vật liệu được kết dính.
- Bản chất của keo dán là có thể tạo ra các màng rất mỏng, bền vững và bám chắc vào bề mặt các mảnh vật liệu được dán
2. Một số loại keo dán
a) Nhựa vá săm
Nhựa vá săm là dung dịch dạng keo của cao su trong dung môi hữu cơ như toluene, xylene,… thường được dùng để vá chỗ thủng của săm xe.
b) Keo dán epoxy
Keo dán epoxy còn gọi là keo dán hai thành phần. Thành phần chính là hợp chất chứa hai nhóm epoxy ở hai đầu.
Ưu điểm: độ kết dính rất cao, chịu nhiệt, chịu nước, chịu dung môi, chịu lực tốt, rất dễ sử dụng
c) Keo dán poly(urea – formaldehyde)
poly(urea – formaldehyde) được sản xuất từ urea và formaldehyde.
Keo dán bền với dầu mỡ và các dung môi thông dụng, thấm vào nước kém.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 60 Hóa 12: a) Quan sát Hình 9.1, hãy liệt kê các ứng dụng của polymer trong đời sống...
Câu hỏi 2 trang 62 Hóa 12: Kể tên một số vật dụng trong gia đình em được làm từ chất dẻo....
Câu hỏi 5 trang 66 Hóa 12: Nêu một số tính chất của tơ nylon – 6,6, tơ capron và tơ nitron....
Câu hỏi 6 trang 67 Hóa 12: Cho biết vai trò của quá trình lưu hóa cao su....
Câu hỏi 7 trang 67 Hóa 12: Nêu tính chất của cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N....
Bài 1 trang 69 Hóa 12: Vật liệu nào sau đây được chế tạo từ polymer trùng ngưng?...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác: