Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì, thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản

192

Trả lời Câu 1 trang 86 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 86 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đọc mở rộng lớp 9 trang 86 Tập 1

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì, thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.

Trả lời:

Thể loại

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung

Truyện truyền kì

Truyện lạ nhà thuyền chài

Lê Thánh Tông

- Hai vợ chồng người thuyền chài đánh cá ở biển Đông. Nhà nghèo, mãi gần 60 tuổi mới sinh được đứa con trai, đặt tên con là Thúc Ngư.

- Năm Thúc Ngư 15 tuổi, người cha muốn cho con đi học nhưng Thúc Ngư không chịu cho rằng kiến thức trong sách không có ích nên không học, cha mẹ thương con, nên không ép buộc.

- Suốt ba năm trời, Thúc Ngữ thường bỏ nhà đi chơi xa. Có lần đến hai ba hôm mới về nhà. Cậu ta đi tìm vợ, tìm vợ tận “đào ấp” cách xa nhà cậu chừng một dặm. Vợ là dòng dõi “hải tiên”, con nhà giàu sang, tên Ngoạ Vân, rất xinh đẹp, có phép rút đường.

- Nhờ vậy, nhà Thúc Ngư giàu có nhanh chóng do đánh bắt được nhiều cá ngon mỗi khi ra khơi

- Đang sống hạnh phúc, nhưng cơn bão biển ập tới, khiến Ngoạ Vân phải hiện nguyên hình cứu gia đình chồng. Vì thiên cơ đã tiết lộ, nàng không thể nào chung sống cùng gia đình chồng được nữa bèn nói lời tạm biệt.

- Trước lúc tạm biệt, Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm rãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

Thơ song thất lục bát

Chinh phụ ngâm khúc

Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm

Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người phụ nữ có chồng ra trận) còn có nhan đề khác là Chinh phụ ngâm khúc, do Đặng Trần Côn sáng tác trong khoảng năm 1740 - 1742 bằng chữ Hán, giãi bày tâm sự của một người vợ có chồng ra trận, mong mỏi ngày chồng chiến thắng trở về, được nhà vua ban thưởng và cùng nàng sống hạnh phúc. Tác phẩm đã được nhiều dịch giả dịch ra thơ Nôm, trong đó bản dịch thành công nhất được cho là của Đoàn Thị Điểm. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bản dịch này của Phan Huy Ích (1750 - 1822).

Truyện thơ Nôm

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Truyện Lục Vân Tiên gồm 2 082 câu thơ lục bát (số lượng câu thơ có sự khác nhau giữa các bản in), kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên đã ra tay trừng trị bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Nàng mời Lục Vân Tiên về nơi cha mình đang làm quan để được đền ơn cứu mạng nhưng chàng từ chối. Kiều Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Lục Vân Tiên, nàng vẽ một bức chân dung chàng và luôn mang theo bên mình. Sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất liền trở về quê chịu tang; trên đường về, chàng bị đau mắt nặng, rồi mù cả hai mắt. Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông nhưng được giao long cứu và được gia đình ông Ngư cưu mang. Sau đó, chàng bị cha con Võ Công bội ước, hãm hại, đem bỏ vào hang sâu; Lục Vân Tiên được Du thần và ông Tiều cứu giúp. Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga rất đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời. Nàng từ chối lời cầu hôn của con trai Thái sư đương triều, khiến tên Thái sư nổi giận, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Khi thuyền tới biên giới, nàng ôm tấm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử và được Phật Bà Quan Âm cứu, đưa nàng dạt vào vườn nhà họ Bùi. Bùi Kiệm muốn ép Kiều Nguyệt Nga lấy hắn nên nàng phải trốn vào rừng, nương náu ở nhà một bà cụ làm nghề dệt vải. Lục Vân Tiên được tiên cho thuốc, mắt sáng lại, trở về thăm cha và qua thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Chàng lại đi thi, đỗ trạng nguyên, rồi được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Vân Tiên thắng giặc nhưng bị lạc trong rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Chàng trở về triều, tâu vua hết sự tình. Những kẻ gian ác bị trừng trị; Lục Vân Tiên và

Đánh giá

0

0 đánh giá