TOP 20 bài Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ 2024 SIÊU HAY

476

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ

Đề bài: Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ.

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ. Đó là tuổi trẻ và trách nhiệm với cộng đồng. Như chúng ta đã biết. Tuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, là quãng thời gian tràn đầy sức sống, nhiệt huyết và ước mơ.Tuổi trẻ cũng là giai đoạn để mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng.Trách nhiệm với cộng đồng là những nghĩa vụ, hành động mà mỗi người cần thực hiện để góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển.

Tuổi trẻ là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Đây là quãng thời gian mà chúng ta có sức khỏe, trí tuệ và nhiệt huyết để cống hiến cho bản thân và cho cộng đồng. Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng là một việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi người trẻ tuổi. Tuổi trẻ là lực lượng lao động chủ yếu, là nguồn sáng tạo dồi dào và là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ có vai trò quan trọng trong việc: Xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Góp phần bảo vệ môi trường, an ninh trật tự. Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng. Các bạn trẻ là lực lượng lao động chủ yếu, là nguồn sáng tạo dồi dào và là tương lai của đất nước. Tuổi trẻ có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để góp phần xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển. Chúng ta có thể tham gia các hoạt động tình nguyện: hiến máu, dọn dẹp vệ sinh môi trường, xây nhà tình nghĩa,... Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao: tổ chức hội thi, giao lưu,...Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, tuyên truyền bảo vệ môi trường,...Tham gia các hoạt động an ninh trật tự: phối hợp với lực lượng chức năng bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Đây là những việc nên làm để cuộc đời ta trở nên ý nghĩa hơn và có trách nhiệm với cộng đồng. Cũng chính vì vậy, mỗi bản thân cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng. Học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng để có thể đóng góp cho cộng đồng. Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Góp ý, phản ánh những vấn đề của cộng đồng cho chính quyền địa phương. Sống có trách nhiệm, gương mẫu, tác động tích cực đến cộng đồng. Để thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, mỗi bạn trẻ cần:  Nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân. Học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng. Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Góp ý, phản ánh những vấn đề của cộng đồng cho chính quyền địa phương. Sống có trách nhiệm

Tuổi trẻ là một quãng đời quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Tuổi trẻ ấy phải thật rực rỡ, thật đẹp đẽ, và đong đầy khát khao hi vọng hướng tới một tương lai tốt đẹp. Chúng ta hãy cùng nhau làm cho cuộc sống này thêm phần ý nghĩa bạn nhé!

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ - Mẫu 2

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn. Tôi là …………………………….. học sinh lớp 12 …..  Trường THPT …………………….

Các bạn thân mến! Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của mỗi người, là thời điểm thích hợp để con người trau dồi bản thân, chuẩn bị hành trang để bước vào một tương lai tốt đẹp.

Để có được những điều đó, trước hết chúng ta cần sống có ước mơ, hoài bão. Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Còn hoài bão là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn khát khao vươn tới. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người. Người sống có ước mơ, hoài bão là những người chăm chỉ làm việc, học tập, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm. Họ cũng là những người luôn nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình; biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó. Người sống có ước mơ, hoài bão là những người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân. Khi ta vấp ngã, nếu ta biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được. Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn… Những người này cần xem xét lại bản thân và thay đổi chính mình nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước ta cần nỗ lực học tập, sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng và biết vươn lên để thực hiện những hoài bão đó. Bên cạnh đó, ta cũng cần trau dồi đạo đức, sống chan hòa với những người xung quanh.

Mỗi người chỉ có một tuổi trẻ tươi thắm, hãy nỗ lực hết mình, sống với ước mơ, khát vọng để tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất và sống trọn vẹn để không phải hối tiếc về sau.

Trên đây là phần trình bày của tôi thuyết trình về vấn đề tuổi trẻ mỗi chúng ta cần phải biết sống có ước mơ, hoài bão, lí tưởng. Hi vọng nhận được sự góp ý của tất cả mọi người. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ - Mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ: Tuổi trẻ hiện nay cần nhận thức như thế nào về vấn đề cống hiến và hưởng thụ.

Khi trở thành một phần của lịch sử, mỗi con người không chỉ sống cuộc sống của riêng mình mà còn sống đời sống của cộng đồng, cùng tồn tại và phát triển với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh. Trong sự tồn tại ấy, có biết bao vấn đề mà con người phải nhận thức và giải quyết để có thể duy trì và nâng cao chất lượng sự sống. Cống hiến và hưởng thụ là hai trong số những phương diện như thế.

Cống hiến là tạo ra những giá trị hữu ích góp phần thúc đẩy cộng đồng, xã hội và đất nước. Ngược lại với cống hiến là hưởng thụ. Hưởng thụ là đón nhận, nhận về những điều tốt đẹp mà mình mong muốn, khao khát. Người biết cống hiến là người luôn nỗ lực làm việc tạo ra các giá trị hữu ích, cho đi nhiều hơn là nhận lại. Người hưởng thụ là người chỉ biết nhận về mình mà không muốn lao động hoặc cho đi một cái gì. Tại sao nên cống hiến hơn là hưởng thụ? Xã hội phát triển được là bởi mỗi cá nhân biết đóng góp sức mình để xây dựng từng ngày. Nếu chỉ biết hưởng thụ, con người sẽ nghĩ đến hưởng lạc, lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng, dần dần sẽ trở thành người lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Người hưởng thụ luôn ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội, kiềm hãm xã hội phát triển, thậm chí là gây hại đến cộng đồng. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, ích kỷ, hẹp hòi. Ngược lại, luôn cống hiến, hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển của xã hội sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Đó là cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh.

Nhà bác học Anh-xtanh đã từng nói: Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý. Sinh ra trên đời, mỗi người đã được thừa hưởng những thành quả vật chất và tinh thần mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng và để lại. Một cách tự nhiên và bằng kết quả lao động của mình, con người được phép thu nhận, sử dụng cho bản thân những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể, từ cái ăn, cái mặc, phương tiện đi lại đến tri thức khoa học, các hoạt động nghệ thuật, giải trí… Có được những cái đó là nhờ sự cống hiến của biết bao người trong cộng đồng: người nông dân làm ra hạt gạo, người thợ làm ra vải vóc, người kĩ sư thiết kế ra xe cộ, người thầy giáo truyền thụ kiến thức, người nghệ sĩ sáng tạo ra các sản phẩm văn nghệ… Thánh Gandhi đã từng nói: Con người trở nên vĩ đại theo mức độ họ làm cho đồng loại hạnh phúc. Đến lượt mình, mỗi người lại phải cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân để tạo ra nguồn của cải phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nếu hưởng thụ là thu nhận, thụ hưởng những tiện nghi của đời sống thì cống hiến là đóng góp, dâng hiến những khả năng của bản thân cho cộng đồng. Cống hiến và hưởng thụ, nói chung, là như thế. Nhưng với riêng mỗi người, mối quan hệ giữa chúng lại không hề giản đơn. Nhận thức vấn đề này thế nào để có thể sống tốt và sống đẹp là điều mà rất nhiều người, nhất là tuổi trẻ quan tâm. Ý kiến trên đây có thể coi là một định hướng  đừng chỉ nghĩ đến việc tìm mọi cách để thụ hưởng thành quả lao động của người khác mà nên tìm mọi cách để sống có ích, đóng góp sức mình vào sự tiến bộ chung của cộng đồng, nhân loại. Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ai đó đã đưa ra tư tưởng, nhận thức về vấn đề cống hiến và hưởng thụ như trên. Bởi như chúng ta đều biết, hưởng thụ và cống hiến là hai mặt quyền lợi và trách nhiệm ràng buộc lẫn nhau mà mỗi người khi sống trong cộng động cần phải có. Là một thành viên của cộng đồng nhỏ – gia đình, cộng đồng lớn – xã hội và nhân loại, mỗi người vừa có quyền, có điều kiện thừa hưởng, tiêu dùng những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo ra nhưng trở lại phải có nghĩa vụ đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của các cộng đồng ấy. Đấy là hai mặt biện chứng của cặp khái niệm cho và nhận mang tính triết học, phản ánh một quy luật tất yếu của đời sống mà nhà thơ Tố Hữu khi sinh thời đã có lần viết trong thơ: Đã làm con chim, chiếc lá/ Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình (Một khúc ca). Nếu chỉ tìm mọi cách để hưởng thụ, con người sẽ chỉ nghĩ đến việc hưởng lạc, đến lạc thú mà quên nghĩa vụ đóng góp, dựng xây của mình đối với cộng đồng. Nếu cứ như vậy, dần dần anh sẽ trở thành kẻ lười lao động, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, từ đó hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm, vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Tìm mọi cách để hưởng thụ là biểu hiện của lối sống gấp, sống như thể ngày mai sẽ chết, bất chấp những gì diễn ra xung quanh. Sống như thế có khác gì nước ở biển Chết trong câu chuyện Hai biển hồ (Trích Quà tặng cuộc sống). Trong khi đó, tìm mọi cách để cống hiến là hành động nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển liên tục của xã hội. Cống hiến càng tốt, càng nhiều thì xã hội càng nhanh tiến bộ, văn minh và bản thân mỗi người càng có cơ hội nhiều hơn để hưởng thụ và nâng cao chất lượng của sự thụ hưởng. Tìm mọi cách để cống hiến là lý tưởng đẹp đẽ, hành động cao cả đáng được ngợi ca, góp phần nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong đời sống. Cống hiến cho cuộc sống cũng là một trong những cách để mỗi chúng ta sống có ích hơn, có ý nghĩa hơn và để được xã hội tôn vinh. Cho nên, một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình, sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. Đó là chưa kể, những hành động trao đi cao cả, những cống hiến vĩ đại cho loài người sẽ mãi mãi được lịch sử ghi nhận và ngợi ca.

Hưởng thụ chính là một trong những cách tốt nhất để giảm những áp lực trong cuộc sống mà mỗi người thường xuyên phải đối mặt. Hưởng thụ, sẽ không chỉ giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu chính đáng của mình mà còn giúp ta tái sản xuất sức lao động, có thêm động lực, tinh thần để cống hiến được nhiều hơn và tốt hơn cho cộng đồng. Vì thế, biết hưởng thụ cũng là biết sống, yêu sống, trước hết là sống cho mình, rồi đến là sống cho mọi người (mình vì mọi người). Con người có cống hiến và cũng có quyền được hưởng thụ với nhiều cách thức khác nhau, ở nhiều dạng thức không giống nhau, tùy theo nhu cầu, sở thích, khả năng, điều kiện của bản thân.

Tuy nhiên, ta không nên lạm dụng cái quyền được hưởng thụ để cho phép mình lãng quên hoặc tiết giảm những nghĩa vụ, trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Mỗi người cần phải cân mực hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Thậm chí, trong những hoàn cảnh nào đó của đời sống, cần biết hi sinh hoặc chấp nhận những thiệt thòi về bản thân để toàn tâm, toàn trí cho việc cống hiến. Trong thực tế, việc đòi hỏi sự cân bằng tuyệt đối giữa hưởng thụ và cống hiến là chuyện không tưởng. Sự đãi ngộ dành cho những cống hiến của con người còn phải tùy thuộc vào điều kiện chung, mức sống chung của cộng đồng, xã hội. Vả lại, có những công việc, những cống hiến không thể lấy vật chất ra để đo, đếm. Vì thế, nhận thức về tương quan giữa hưởng thụ và cống hiến cần hài hòa và linh hoạt, có như thế ta mới dễ sống, dễ thăng tiến trong công việc của mình.

Đừng tìm mọi cách để hưởng thụ mà hãy tìm mọi cách để cống hiến. Mỗi chúng ta cần phải xác định rõ tư tưởng: hãy nghĩ đến cống hiến nhiều hơn là hưởng thụ. Có tích cực cống hiến thì mỗi chúng ta mới có hạnh phúc, có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ và giá trị bản thân. Vận dụng vào thực tiễn đời sống, thanh niên, học sinh cần học tập, tu dưỡng thật tốt để tích cực chuẩn bị cho việc cống hiến sau này. Hãy phấn đấu trở thành những người cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân. Khi đó sự hưởng thụ chính đáng sẽ đến với chúng ta và đất nước sẽ không bao giờ quên những gì mà chúng ta đã đóng góp.

Trên đây là bài trình bày của tôi, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá