TOP 20 bài Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Đề bài: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện: Hoàng tử bé (Ăng - toan đơ Xanh - tơ - Ê - xu - pe - ri) và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (Nguyễn Ngọc Thuần)

TOP 20 bài Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (ảnh 1)

Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu 1

Hai tác phẩm truyện nổi tiếng là "Hoàng tử bé" của Ăng - toan đơ Xanh - tơ - Ê - xu - pe - ri và "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" của Nguyễn Ngọc Thuần. Hai tác phẩm này đều mang đậm tâm huyết và ý nghĩa sâu sắc, tuy nhiên, cách tiếp cận và thông điệp của chúng lại khác nhau.
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” kể về một cậu bé được bố dạy cho những bài học quý giá. Đầu tiên, cậu phải nhắm mắt lại, rồi chạm vào những bông hoa và đoán. Trò chơi này không chỉ diễn ra trong vườn mà còn trong nhà. Nhân vật tôi còn đoán được các đồ vật trong gia đình và đoán được bố đang đứng cách mình bao xa. Ngay cả việc chỉ cần ngửi đã biết được đó là loại hoa gì và không bao giờ nhầm lẫn. Điều này làm nhân vật tôi rất vui và mãn nguyễn vì nhớ những điều đó mình có thể cảm nhận được cả vườn hoa theo cách rất riêng. Cậu nhận ra những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho trong khu vườn. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm bài học ý nghĩa về cuộc sống. Khi cảm nhận mọi thứ bằng cả tâm hồn, chúng ta sẽ phát hiện ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, câu chuyện về thằng Tý cũng đem đến bài học. Sau nhà tôi có một con sông nhỏ. Những ngày hè, bố thường dẫn tôi ra tắm. Một hôm cả nhà đang ăn cơm, mọi người nghe thấy tiếng hét. Tôi đoán ra được tiếng hét phát ra từ hướng nào, mẹ nói rằng ở bờ sông. Bố đã chạy ra, cứu được thằng Tý. Từ đó, thằng Tý hay đem ổi sang biểu bố. Mặc dù, bố ít khi ăn ổi nhưng vẫn vui vẻ ăn. Khi tôi thắc mắc, bố đã giải thích về giá trị của món quà nằm ở tấm lòng của người tặng. Và chúng ta cần có thái độ trân trọng, biết ơn đối với người đã tặng món quà đó.
“Hoàng tử bé” kể về một chàng phi công bị mắc kẹt ở giữa sa mạc Sahara do gặp trục trặc ở động cơ máy bay. Lúc đó, anh ta đã gặp được hoàng tử bé, một người mà ngay từ lần đầu gặp mặt, đã nằng nặc đòi anh phải vẽ cho mình một con cừu. Kỳ lạ thay, khi anh đưa cho cậu ta một bức tranh về "một con trăn đang nuốt chửng một con voi" được anh vẽ từ hồi anh lên 6, cậu lại nói đúng y hệt tất cả thay vì trả lời là một chiếc mũ như những người lớn khác. Sau cùng, người phi công đã vẽ một chiếc hộp sau khi vẽ đi vẽ lại con cừu nhiều lần nhưng vị hoàng tử không chịu tất cả chúng. Thế rồi, chuyến hành trình sinh tồn trên sa mạc cùng người phi công và hoàng tử bé bắt đầu tại đây.
Hoàng tử bé là một tác phẩm diệu kỳ, khi trong đó, những con chữ ẩn chứa những hàm ý có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng hằn sâu trong đó lại chính là những triết triết lý nhân sinh của cuộc sống mà tác giả Saint- Éxupery đã đúc kết được gần như cả một đời người. 
Trong truyện, chi tiết nổi bật nói về sự khác biệt của người lớn đó chính là khoảng thời gian mà hoàng tử bé đã viếng thăm 6 hành tinh khác nhau. Vị vua, ông hợm hĩnh, ông nát rượu, ông nhà buôn, người tắt đèn và nhà địa lý đều ngầm nói lên những suy nghĩ, tính cách có bên trong những người lớn. Họ mong muốn có một cái nhìn cao từ mọi người, họ muốn mình là một người nổi bật, họ xấu hổ, tự ti vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, họ tham vọng những thứ xa hoa, hảo huyền, hay nói về những thứ mà mình chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy và cảm nhận, hay có đôi khi, họ lại làm việc vì người khác mà quên mất cả chính mình. Người lớn thật đỗi kì lạ” ,Người lớn đúng là buồn cười”,... đó là những suy nghĩ của hoàng tử bé sau khi kết thúc một chuyến thăm từ mỗi hành tinh. Ta thấy đấy, người lớn có đôi khi thật cáu kỉnh và ích kỉ, nhưng có đôi lúc lại hiền hậu đến dại khờ, bởi khi họ càng suy nghĩ nhiều, cốt để giải quyết một điều gì đó, họ lại càng trở nên phức tạp và khó đoán. 
Điểm chung giữa hai tác phẩm là cả hai đều mang sự tinh tế và sắc sảo trong việc truyền đạt thông điệp. Tuy nhiên, "Hoàng tử bé" tập trung vào mặt nội tâm của con người, trong khi "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" tập trung vào khía cạnh xã hội và cuộc sống hiện thực.

Tuy cùng thuộc thể loại truyện ngắn, "Hoàng tử bé" có một phong cách viết tưởng tượng và lãng mạn, trong khi "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" lại có sự chân thực và hiện thực hơn. Cả hai tác phẩm đều có sức mạnh làm cho độc giả suy ngẫm và khám phá sâu hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

Tóm lại, "Hoàng tử bé" và "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" đều là những tác phẩm văn học đáng giá, có sức lôi cuốn và ý nghĩa sâu sắc. Mỗi tác phẩm đều có cách tiếp cận và thông điệp riêng, nhưng cả hai đều góp phần làm sáng tỏ và làm giàu thêm văn chương của nền văn học thế giới và văn học Việt Nam.

TOP 20 bài Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (ảnh 2)

Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu 2

Nếu như Hoàng tử bé của Ăng-toan đơ Xanh-tơ - Ê-xu-pe-ri được mệnh danh là kiệt tác của văn chương thiếu nhi trên thế giới thì ở Việt Nam, độc giả cũng có thể tìm đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần, để được lên chuyến tàu trở về miền ký ức tuổi thơ đẹp đến mơ màng, một tuổi thơ trong trẻo, tươi sáng đầu chất thơ, nơi những đứa trẻ được hòa mình với thiên nhiên, được sống hồn nhiên, vô tư, êm đềm bên gia đình.

Hơn 80 năm từ khi ra đời, Hoàng Tử Bé vẫn là cuốn sách được hàng triệu độc giả trên thế giới yêu quý. Được dịch ra hơn 250 thứ tiếng khác nhau, được chuyển thể thành phim hoạt hình, truyện tranh và nhiều ấn bản khác, Hoàng Tử Bé với mái tóc vàng thực sự đã có sức sống rất mãnh liệt. Và rất nhiều người đọc trung thành của cuốn sách thiếu nhi này lại đến từ người lớn. Với rất nhiều người, không chỉ là trẻ con, Hoàng Tử Bé là cuốn sách của những giấc mơ, nhẹ nhàng và trong trẻo. Nhưng có lẽ mỗi người khi đọc cuốn sách này sẽ có những cảm nhận khác nhau. Cùng là chính ta nhưng ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, mỗi người sẽ hiểu cuốn sách theo một cách khác. Và cứ thế mỗi lần đọc, người ta lại ngạc nhiên, càng thích thú vì cứ chiêm nghiệm được nhiều điều hơn nữa.

Cuốn sách dạy cho ta hiểu rằng trong cuộc sống chúng ta phải trải qua nhiều điều mới hiểu được đâu mới là tình yêu đích thực. Trong cuộc sống, có những thứ rất dễ để khiến chúng ta từ bỏ nhưng khi muốn tìm lại thì vô cùng khó, tình yêu là một trong số đó. Và tình yêu là điều kỳ diệu mà ta sẽ chỉ được cảm nhận bằng trái tim. Cũng không thể phủ nhận rằng trong tình yêu, lý trí cũng rất cần thiết và quan trọng nhưng dẫu thế nào, sự rung động từ chính trái tim mới chính là quan trọng nhất.

Cuốn sách cũng được lồng ghép khéo léo những hạn chế của chính người lớn khi họ sinh sống trong thế giới có phần thực dụng, không còn mộng mơ như ngày xưa bé. Trong cuộc sống này, sự hạn hẹp về tầm nhìn, vội vàng buông lời chê bai diễn ra xung quanh chúng ta. Đôi khi ta thực sự không ngờ chính những lời nói vô tình ấy lại có sự tác động lớn đến vậy. Những phán xét vội vàng, những cái nhìn định kiến là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của thế giới này! Thế nên đừng đưa ra kết luận vội vàng khi đứng trước một sự vật, hiện tượng. Những điều ấy, thật không thể ngờ, khi lại được tìm thấy trong cuốn sách tưởng chừng như rất mộng mơ là Hoàng Tử Bé.

Mặt khác, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là là một cuốn sách đơn thuần hơn khi xoay quanh cuộc sống của mỗi đứa trẻ thời thơ ấu. Bằng một lối kể chuyện rất lạ , Nguyễn Ngọc Thuần trở thành ''người ôm giấc mơ'' dẫn lối chúng ta về với những lấp lánh trong vắt của một thời bé. Toàn bộ cuốn sách trôi qua rất nhẹ nhàng, nhẹ như khi ta đi vào một khu vườn khẽ chạm tay vào một nhành hoa đọng sương mà chỉ thấy tay mình ươn ướt, cảm nhận cái gì dễ vỡ chứ hem có rõ là vừa chạm vào sương ý. Hầu như tất cả những vấn đề nghe thì thật nặng nề với người lớn như : cái chết, sự hi sinh, mất mát, nỗi đau, thiếu thốn... đều được nhắc đến trong từng chương sách chỉ dài vài trang nhưng triết lí thì là cả đại dương. Những vấn đề được đưa ra sâu sắc nhưng dưới góc nhìn của một đứa trẻ, nỗi sầu buồn nào cũng khiến lòng người êm dịu đón nhận thay vì đau đơn, tê tái. Cuốn sách cho thấy những cảm nhận tinh tế của những đứa trẻ.

Ngôn ngữ của Nguyễn Ngọc Thuần rất lâng lâng và mơ màng. Cách kể cứ vô tư, hồn nhiên. Mà bài học cũng giản dị đến khó tin, nhưng chắc phải đi cả đời mới phần nào hiểu hết. Đọc sách nhưng không hề có sự lên lớp dạy đời. Những vấn đề khó khó thì dẫn :'' Bố tôi nói'', '' mẹ tôi kể'', '' chú Hùng bảo''... Có thể nói, cuốn sách giống như Hoàng tử bé của Việt Nam vì đều viết về những điều rất phức tạp bằng sự trong vắt và đơn giản không ngờ luôn ý. Sách cho trẻ con nhưng người lớn đọc lại có vẻ còn phù hợp hơn. Một cuốn sách mà cả người lớn và trẻ con đều có thể say mê.

Hai cuốn sách Hoàng tử bé của Ăng-toan đơ Xanh-tơ - Ê-xu-pe-ri và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần có những điểm tương đồng lớn khi cùng đưa độc giả lạc vào thế giới rực rỡ dưới lăng kính của những đứa trẻ, để thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ nhưng ở đó, những đứa trẻ nhắc nhở người lớn về những bài học bất ngờ về tình yêu thương và sự tử tế - những bài học mà trong cuộc đời, khi trải qua nhiều mất mát, biến cố, mỗi người chúng ta thường quên đi mất.

Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu 3

Đang cập nhật ...

Nghị luận so sánh, đánh giá Hoàng tử bé và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu 4

Đang cập nhật ...

Đánh giá

0

0 đánh giá