Với giải bài tập Tìm hiểu thêm trang 43 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở
Tìm hiểu thêm trang 43 KHTN 9: Trong thực tế, giá trị của điện trở sử dụng trong các mạch điện tử được thể hiện bằng các vạch màu. Cách đọc giá trị điện trở 4 vạch màu như sau.
• Vạch màu thứ nhất là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở.
• Vạch màu thứ hai là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở.
• Vạch màu thứ ba là giá trị luỹ thừa của cơ số 10 trong hệ số nhân của giá trị điện trở.
• Vạch màu thứ tư là giá trị sai số của điện trở.
• Giá trị điện trở = (vạch 1) (vạch 2) x 10(luỹ thừa vạch 3) + sai số.
Với điện trở ở hình bên, vạch 1 màu xanh lá cây ứng với hàng chục là 5, vạch 2 màu xanh da trời ứng với hàng đơn vị là 6. Vạch 3 màu vàng ứng với lũy thừa 4 tức là nhân với 10° 2 hoặc có thể viết theo cột hệ số là nhân với 10 kΩ. Vạch 4 màu nhũ vàng ứng với sai số 5%. Vì vậy giá trị điện trở đó là 56.10° Ω ± 5%.
Điện trở có giá trị 15 Ω ± 5% thì các màu phân bố trên thân của điện trở từ trái sang phải như thế nào?
Lời giải:
Điện trở có giá trị 15 Ω ± 5%
• Vạch màu thứ nhất là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở: 1 – Nâu
• Vạch màu thứ hai là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở: 5 – Xanh lá cây
• Vạch màu thứ ba là giá trị luỹ thừa của cơ số 10 trong hệ số nhân của giá trị điện trở: 0 – Đen
• Vạch màu thứ tư là giá trị sai số của điện trở: Nhũ vàng
• Giá trị điện trở = (vạch 1) (vạch 2) x 10(luỹ thừa vạch 3) + sai số
= 15.10° Ω ± 5% = 15 Ω ± 5%
= Nâu - Xanh lá cây – Đen – Nhũ vàng
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 1 trang 40 KHTN 9: Dựa vào độ sáng của đèn, em hãy:..
Thí nghiệm 1 trang 40 KHTN 9: So sánh độ sáng của đèn khi dùng R1, và khi dùng R2...
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: