Giải SGK Địa Lí 12 Bài 10 (Kết nối tri thức): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.3 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mở đầu trang 45 Địa Lí 12: Cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch như thế nào?

Lời giải:

Ý nghĩa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Phát huy các lợi thế, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực, tái cơ cấu kinh tế.

+ Cập nhật, áp dụng khoa học – công nghệ

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta:

+ Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

I. Ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu hỏi trang 45 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục I, hãy phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.

Lời giải:

- Phát huy các lợi thế so sánh, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.

- Tăng cường cập nhật, áp dụng khoa học – công nghệ, tạo nên các phương thức quản lí mới, hiện đại. Qua đó, nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tạo ra năng lực sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia và các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Câu hỏi trang 46 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 1, hãy chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Lời giải:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, chủ yếu dựa vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng áp dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

- Khu vực công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan trọng và tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. Từ đó, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng gia tăng lực lượng lao động có kĩ thuật và trình độ cao hơn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ hướng đến khai thác tốt hơn nguồn lực của đất nước, của các địa phương, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa các ngành, giữa các địa phương và với quốc tế.

- Sự chuyển dịch không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng đến sự phát triển bền vững.

Câu hỏi trang 47 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục a, hãy chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.

Lời giải:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tri trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (từ 15,4% năm 2010 xuống 12,6% năm 2021); tăng tỉ trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (từ 33% năm 2010 lên 37,5% năm 2021), dịch vụ (từ 40,6% năm 2010 lên 41,2% năm 2021). Công nghiệp trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Trong mỗi nhóm ngành, chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành có hiệu quả kinh tế và hàm lượng khoa học – công nghệ cao, giảm tỉ trọng của các ngành có hiệu quả kinh tế thấp, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động.

+ Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản: tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao qua việc liên kết với công nghiệp chế biến, các dịch vụ nông nghiệp, theo chuỗi giá trị: sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

+ Ngành công nghiệp: giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chú trọng những ngành ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ từng bước được hình thành và phát triển.

+ Nhóm ngành dịch vụ: phát triển đa dạng, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tăng cường chuyển đổi số, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, logistics, du lịch,…

- Giải thích: sự chuyển dịch trên là kết quả của công cuộc Đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nhà nước; sự tác động của các yếu tố về khoa học – công nghệ, xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa.

Câu hỏi trang 48 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục b, hãy:

- Chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế ở nước ta.

- Đánh giá vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Lời giải:

- Chứng minh và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của kinh tế Nhà nước (giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 21,2% năm 2021), tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước (từ 43% năm 2010 lên 50,1% năm 2021) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 15,2% năm 2010 lên 20% năm 2021).

+ Sự chuyển dịch trên là kết quả của đường loodi phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; tăng cường mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của thế giới; áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Vai trò của các thành phần kinh tế:

+ Kinh tế Nhà nước: giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những ngành then chốt, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật cho phép, nhất là trogn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Là thành phần kinh tế phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương và cả nước.

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: được hình thành và phát triển trong vài thập kỉ gần đây, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò lớn trong thu hút vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và hội nhập quốc tế của nước ta.

Câu hỏi trang 48 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục c, hãy:

- Chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.

- Giải thích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta.

Lời giải:

- Chứng minh:

+ Trên phạm vi cả nước hình thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Các hình thức lãnh thổ khác như khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, hành lang kinh tế,… được hình thành ở nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

+ Các ngành kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng khai thác lãnh thổ có hiệu quả hơn:

• Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trang trại,…

• Trong công nghiệp: hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, sự mở rộng các trung tâm công nghiệp,… với vai trò là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

• Trong dịch vụ: mở rộng các cơ sở dịch vụ, phát triển theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn cho các ngành sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Giải thích: sự chuyển dịch trên là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta. Hướng đến mục tiêu khai thác tốt hơn lợi thế của các lãnh thổ khác nhau, huy động được các nguồn lực về cả tài nguyên, lao động, nguồn vốn, khoa học – công nghệ,… để mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Luyện tập trang 48 Địa Lí 12: Dựa vào bảng 10, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và năm 2021.Nêu nhận xét.

Dựa vào bảng 10, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 10, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010

- Nhận xét: nhìn chung, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và năm 2021 đã có sự thay đổi theo hướng, giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể:

+ Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, giảm từ 29,3% năm 2010 xuống chỉ còn 21,2% năm 2021, giảm 8,1%.

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng tỉ trọng, tăng từ 43% năm 2010 lên 50,1% năm 2021, tăng 7,1%.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng, tăng từ 15,2% năm 2010 lên 20% năm 2021, tăng 4,8%.

Vận dụng trang 48 Địa Lí 12: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu vai trò của một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế (khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp,…) ở nước ta.

Lời giải:

Vai trò của Khu kinh tế cửa khẩu

- Góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở các vùng để hình thành khu vực thị trường rộng lớn có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị trường khác. Đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà còn ở các vùng lân cận. Trao đổi thương mại thông qua các khu kinh tế cửa khẩu theo đó gia tăng, góp phần phát triển sản xuất trong nước.

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới; Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư; Phát triển khoa học công nghệ; Hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã chiếm lĩnh thị phần của đa dạng thị trường; Người nông dân có cơ hội nắm bắt, mua sắm, sử dụng thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao để phát triển nông nghiệp…

- Góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, xây dựng mối quan hệ hữu nghị bền vững với nước bạn: Sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân theo đó từng bước được nâng lên.

- Sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu còn tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hóa, quốc phòng an ninh khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới…

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9. Thực hành: Viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam

Bài 10. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 11. Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp

Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp | và ngành thuỷ sản

Bài 13. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 14. Thực hành: Tìm hiểu vai trò ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; vẽ biểu đồ và nhận xét về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 10. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

I. Ý NGHĨA CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

- Phát huy các lợi thế so sánh, khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực của đất nước, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn.

- Tăng cường cập nhật, áp dụng khoa học – công nghệ, tạo nên các phương thức quản lí mới, hiện đại. Qua đó, nâng cao trình độ lao động, tăng năng suất và hiệu quả lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tạo ra năng lực sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, tham gia và các chuỗi giá trị toàn cầu, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, chủ yếu dựa vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng áp dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển bền vững của đất nước.

- Khu vực công nghiệp và dịch vụ có vai trò quan trọng và tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế. Từ đó, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng gia tăng lực lượng lao động có kĩ thuật và trình độ cao hơn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ hướng đến khai thác tốt hơn nguồn lực của đất nước, của các địa phương, đồng thời tăng cường mối liên kết giữa các ngành, giữa các địa phương và với quốc tế.

- Sự chuyển dịch không chỉ đạt được mục tiêu tăng trưởng mà còn hướng đến sự phát triển bền vững.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ

a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

- Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (từ 15,4% năm 2010 xuống 12,6% năm 2021); tăng tỉ trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (từ 33% năm 2010 lên 37,5% năm 2021), dịch vụ (từ 40,6% năm 2010 lên 41,2% năm 2021). Công nghiệp trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.

- Trong mỗi nhóm ngành, chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành có hiệu quả kinh tế và hàm lượng khoa học – công nghệ cao, giảm tỉ trọng của các ngành có hiệu quả kinh tế thấp, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động.

+ Nhóm ngành nông – lâm – thủy sản: tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được nâng cao qua việc liên kết với công nghiệp chế biến, các dịch vụ nông nghiệp, theo chuỗi giá trị: sản xuất – chế biến – tiêu thụ.

+ Ngành công nghiệp: giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chú trọng những ngành ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ từng bước được hình thành và phát triển.

+ Nhóm ngành dịch vụ: phát triển đa dạng, dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tăng cường chuyển đổi số, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, logistics, du lịch,…

- Giải thích: sự chuyển dịch trên là kết quả của công cuộc Đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nhà nước; sự tác động của các yếu tố về khoa học – công nghệ, xu hướng khu vực hóa và quốc tế hóa.

b) Chuyển dịch theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của kinh tế Nhà nước (giảm từ 29,3% năm 2010 xuống còn 21,2% năm 2021), tăng tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước (từ 43% năm 2010 lên 50,1% năm 2021) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 15,2% năm 2010 lên 20% năm 2021).

- Sự chuyển dịch trên là kết quả của đường loodi phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; tăng cường mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của thế giới; áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Vai trò của các thành phần kinh tế:

+ Kinh tế Nhà nước: giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ những ngành then chốt, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật cho phép, nhất là trogn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Là thành phần kinh tế phát huy nguồn lực trong nhân dân, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương và cả nước.

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: được hình thành và phát triển trong vài thập kỉ gần đây, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò lớn trong thu hút vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lí hiện đại, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và hội nhập quốc tế của nước ta.

c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

- Trên phạm vi cả nước hình thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Các hình thức lãnh thổ khác như khu kinh tế, khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, hành lang kinh tế,… được hình thành ở nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Các ngành kinh tế cũng chuyển dịch theo hướng khai thác lãnh thổ có hiệu quả hơn:

+ Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trang trại,…

+ Trong công nghiệp: hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp công nghệ cao, sự mở rộng các trung tâm công nghiệp,… với vai trò là động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Trong dịch vụ: mở rộng các cơ sở dịch vụ, phát triển theo hướng hiện đại, phục vụ tốt hơn cho các ngành sản xuất vật chất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Sự chuyển dịch trên là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế ở nước ta. Hướng đến mục tiêu khai thác tốt hơn lợi thế của các lãnh thổ khác nhau, huy động được các nguồn lực về cả tài nguyên, lao động, nguồn vốn, khoa học – công nghệ,… để mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá