Nêu xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh và sự tác động đối với Việt Nam

363

Với giải Luyện tập 1 trang 17 Bài 3 Lịch Sử 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Luyện tập 1 trang 17 Lịch Sử 12: Nêu xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh và sự tác động đối với Việt Nam.

Lời giải:

♦ Các xu thế chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh:

- Xu thế đa cực.

- Xu thế lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

- Xu thế đối thoại, hợp tác trong quan hệ quốc tế.

♦ Một số tác động đến Việt Nam:

- Tác động tích cực:

+ Có điều kiện thuận lợi để tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác và phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc gia.

+ Có cơ hội để đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới; tranh thủ được các nguồn lực để phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

+ Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại... Nói cách khác, Việt Nam có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế.

+ Tận dụng động lực phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

+ Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài;

+ Có cơ hội để học hỏi về kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế, thể chế pháp luật, các mô hình phát triển kinh tế…

- Tác động tiêu cực:

Thách thức “chọn bên” sẽ gia tăng trong bối cảnh các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Đức,…) tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng.

+ Nguy cơ mất độc lập, tự chủ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa…

+ Thách thức về bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng gia tăng.

+ Việt Nam cũng đối mặt nguy cơ tụt hậu và sự cạnh tranh quyết liệt khi tham gia hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống đe dọa đến ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc gia, ví dụ như: tội phạm xuyên biên giới; biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng,…

Đánh giá

0

0 đánh giá