Với giải Câu hỏi trang 28 Bài 5 Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 9: Hãy trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?
Trả lời:
♦ Nét chính trong hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:
- Sự ra đời: được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính....
- Lực lượng tham gia: tư sản dân tộc, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở nông thôn,...
- Khuynh hướng chính trị: cách mạng dân chủ tư sản
- Mục tiêu đấu tranh: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân.
- Hoạt động tiêu biểu: tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930)
- Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã nhanh chóng của Việt Nam Quốc dân đảng cho thấy khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ cứu nước.
♦ Nét chính trong hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng:
- Sự ra đời: Tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Đến tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.
- Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì
- Lực lượng tham gia: chủ yếu gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.
- Khuynh hướng chính trị: ban đầu, đảng này theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng về sau đã chuyển dẫn sang khuynh hướng vô sản dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Hoạt động chính:
+ Giới thiệu các sách báo yêu nước tiến bộ, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở trong nước;
+ Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân,...
+ Nhiều đảng viên cũng được cử sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
♦ Nguyên nhân khiến hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công:
- Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và tăng cường đàn áp, khủng bố các hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Giai cấp tư sản Việt Nam số lượng ít, thực lực kinh tế nhỏ yếu, thái độ chính trị non kém.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong tình thế bị động, lúng túng, không có sự chuẩn bị
+ Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, tôn chỉ mục đích chưa rõ ràng, chưa lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo.
Lý thuyết Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng
♦ Nét chính trong hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:
- Sự ra đời: được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính....
- Lực lượng tham gia: tư sản dân tộc, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở nông thôn,...
- Khuynh hướng chính trị: cách mạng dân chủ tư sản
- Mục tiêu đấu tranh: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân.
- Hoạt động tiêu biểu: tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930)
- Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã nhanh chóng của Việt Nam Quốc dân đảng cho thấy khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ cứu nước.
♦ Nét chính trong hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng:
- Sự ra đời: Tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Đến tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.
- Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì
- Lực lượng tham gia: chủ yếu gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.
- Khuynh hướng chính trị: ban đầu, đảng này theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng về sau đã chuyển dẫn sang khuynh hướng vô sản dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Hoạt động chính:
+ Giới thiệu các sách báo yêu nước tiến bộ, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở trong nước;
+ Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân,...
+ Nhiều đảng viên cũng được cử sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 4. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Bài 5. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Bài 6. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939