Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 6: Ngôi sao sân cỏ | Kết nối tri thức

1.9 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 6: Ngôi sao sân cỏ sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 6: Ngôi sao sân cỏ

Đọc: Ngôi sao sân cỏ trang 31, 32

Nội dung chính Ngôi sao sân cỏ:

Khó có thể thành công và đi tới đích khi chỉ có một mình bản thân tự lực cánh sinh. Trong mọi tình huống, cần biết dựa vào sức mạnh tập thể, cùng nhau làm nên kì tích, vượt qua chông gai để chiến thắng.

* Khởi động

Câu hỏi trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Chơi trò chơi: Kể nhanh tên các môn thể thao cá nhân và các môn thể thao đồng đội.

Trả lời:

Các môn thể thao cá nhân: bơi lội, bóng bàn, đạp xe, điền kinh, bắn súng,…

Các môn thể thao đồng đội: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn,…

Văn bản: Ngôi sao sân cỏ

Tôi được bạn bẻ khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc. Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt “giới hâm mộ bóng đá trường nhà" trong trận đấu với lớp 5C sáng nay.

Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dần xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc.

Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn. Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chạy như một ngôi sao sản cỏ. Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng. Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai, lớp C được thể tấn công và ghi liền hai bàn.

Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý. Mạnh thở hồng hộc:

– Tại Việt cứ một mình ôm bóng, tụi nó phá mất.

Vĩnh đanh mặt:

– Hiệp sau đừng ích kỉ thế.

Tôi hầm hầm:

– Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì.

Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi.

Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai. Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyển cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn. Tôi làu bàu: “Giữ bo bo thể làm gì chẳng lỡ.”. Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt.

Lớp tôi càng đá càng hay. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Hậu vệ lớp C không sao chặn nổi đường bóng ấy. Rồi Mạnh ung dung đội đầu, tạt bóng gọn vào lưới.

Cả sân vỗ tay vang dội. Bàn thắng đẹp quá! Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp thế không? Tôi bần thần nghĩ, không biết Vĩnh chạy đến: “Vào đi Việt, Chiến đau chân.”. Tôi ngẩn ra giây lát rồi tức tốc chạy theo Vĩnh, cứ như vừa đón được một đường bóng đồng đội chuyền đến cho tôi.

(Theo Lê Khắc Hoan)

Ngôi sao sân cỏ lớp 5 (trang 31, 32) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.

Ngôi sao sân cỏ lớp 5 (trang 31, 32) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Các thông tin về câu chuyện:

– Thời gian: sáng nay.

– Địa điểm: tại khu phố.

– Các nhân vật: tôi, Mạnh, Chiến, Vĩnh, Long.

– Nhân vật chính: Việt (tôi).

Câu 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Việt được giới thiệu như thế nào ở đầu câu chuyện?

Trả lời:

Ở đầu câu chuyện, Việt được giới thiệu là cầu thủ xuất sắc của khu phố, được bạn bè công nhận.

Câu 3 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Ở dầu trận bóng, hành động của Mạnh và Việt khác nhau ra sao? Những hành động dó cho biết điều gì về hai bạn?

Trả lời:

Câu 4 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Vì sao Việt không đá hiệp hai nữa? Theo em, Việt đã nhận ra được điều gì khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình?

Trả lời:

Việt không đá hiệp hai nữa vì cãi cọ với đồng đội và chiến thuật chơi bóng của bản thân Việt không được mọi người hiểu; chính bản thân Việt cũng cảm thấy bế tắc với lối chơi bóng của mình.

Khi xem hiệp đấu thứ hai không có mình, Việt đã nhận ra lớp càng đá càng hay, có bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý và có những bàn thắng đẹp.

Câu 5 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Em hiểu như thế nào về câu cuối cùng trong bài đọc?

Trả lời:

 Em hiểu câu cuối cùng trong bài đọc ý muốn nói Việt đã hiểu được giá trị và sức mạnh của tinh thần đồng đội. Việt cảm thấy mình được tôn trọng, được đá bóng là được trao cơ hội – bản thân Việt cũng cần làm điều này với đồng đội của mình, Việt đã thực sự hiểu được giá trị của đồng đội.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Trả lời:

Câu 1 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Những từ ngữ nào trong đoạn dưới đây chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá?

Ngôi sao sân cỏ lớp 5 (trang 31, 32) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

– Những từ ngữ trong đoạn chỉ sự vật: bóng, vòng cấm địa.

– Những từ ngữ trong đoạn chỉ hoạt động: cướp, chuyền, dẫn xuống, xô, chặn, lên, hất, nhường, ghi bàn, lao lên, bắt bóng.

Câu 2 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm thêm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong một trận đấu bóng đá.

Trả lời:

– Những từ ngữ chỉ sự vật trong một trận đấu bóng đá: khung thành, thẻ phạt, cầu thủ, biên.

– Những từ ngữ chỉ hoạt động trong một trận đấu bóng đá: sút, lật, phòng thủ, ném biên, ném góc, tấn công, băng qua, bật cao, phạt góc, kèm cặp.

Câu 3 trang 32 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đặt câu nối tiếp câu cho trước, trong đó có sử dụng đại từ thay thế cho phần in đậm.

M: Mạnh lăn xả cướp bóng.

→ Mạnh lăn xả cướp bóng. Hậu vệ lớp C cũng vậy.

a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý.

b. Lớp tôi càng đá càng hay.

Trả lời:

a. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Họ thực sự là những người đồng đội.

b. Lớp tôi càng đá càng hay. Tôi thực sự thích điều đó.

Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc trang 33

Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc bản báo cáo dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc trang 33, 34 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Bản báo cáo trên viết về điều gì?

b. Bản báo cáo được gửi cho ai? Ai là người viết báo cáo đó?

c. Nêu thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.

Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc trang 33, 34 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

d. Nhận xét về cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.

– Về hình thức

– Về nội dung

Trả lời:

a. Bản báo cáo trên viết về hoạt động trong tháng 9 của tổ 1, lớp 5C, trường Tiểu học Kim Đồng.

b. Bản báo cáo được gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp 5C. Tổ trưởng của tổ 1 là người viết báo cáo đó.

c. Thông tin của mỗi phần trong bản báo cáo.

– Phần đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian viết báo cáo, tên báo cáo.

– Phần chính: Người nhận, nội dung báo cáo chi tiết từng phần.

– Phần cuối: Tên người viết báo cáo, chức vụ, kí và ghi rõ họ tên.

d. Cách thức trình bày của từng phần trong bản báo cáo.

– Về hình thức: Rõ ràng, mạch lạc từng phần, dễ nhìn từng nội dung được bôi đậm, kẻ bảng, tô khác màu. in nghiêng, thẳng phân biệt.

– Về nội dung: Ngắn gọn, súc tích, diễn đạt câu rõ ý, dễ hiểu.

Câu 2 trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc trang 33, 34 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em và các bạn cùng nhau trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết báo cáo công việc.

Ghi nhớ

Bản báo cáo công việc gồm 3 phần:

– Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức (Đội, Đoàn,...) và địa điểm, thời gian viết báo cáo.

– Phần chính: tiêu đề, người nhận, nội dung báo cáo (các công việc đã thực hiện).

– Phần cuối: người viết báo cáo (chữ kí, họ và tên).

Nội dung báo cáo trình bày theo mục để dễ theo dõi.

Đọc mở rộng trang 35

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc bài thơ viết về trẻ em.

Ví dụ:

Đọc mở rộng Bài 6 trang 35 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Em đọc các bài thơ viết về trẻ em trong ví dụ hoặc tìm đọc ở ngoài.

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Đọc mở rộng Bài 6 trang 35 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.

Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc.

G: Em có thể đọc những câu thơ hoặc đoạn thơ em yêu thích và chia sẻ với bạn.

– Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ dối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ.

– Suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

Trả lời:

Em trao đổi với bạn về bài thơ đã đọc: tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đối với trẻ em được thể hiện trong bài thơ; suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Tìm đọc câu chuyện hoặc bài báo về một môn thể thao hoặc vận động viên mà em yêu thích.

Trả lời:

Bài báo về vận động viên bơi lội Nguyễn Huy Hoàng:

Đọc mở rộng Bài 6 trang 35 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Môn bơi Đại hội thể thao toàn quốc 2022 tối 14-12 diễn ra tại Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình với 7 nội dung chung kết. Các kình ngư hàng đầu Việt Nam là Huy Hoàng, Quý Phước, Ánh Viên... tiếp tục là tâm điểm chú ý của người hâm mộ.

Trên đường đua 400m tự do sở trường, kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình) đã xuất sắc giành huy chương vàng với thời gian 3 phút 50 giây 54. Với thành tích này, Nguyễn Huy Hoàng phá kỷ lục đại hội, kỷ lục cũ là 3 phút 50 giây 72 do chính anh tạo lập năm 2018.

Mặc dù vậy, thành tích 3 phút 50 giây 54 cũng khá thấp so với kỷ lục quốc gia do Nguyễn Huy Hoàng xác lập tại SEA Games 31 vào tháng 5-2022. Thời điểm đó Nguyễn Huy Hoàng đã bơi với thời gian 3 phút 48 giây 06.

Ở nội dung 100m bướm nam, kình ngư Hoàng Quý Phước (Đà Nẵng) đã mang về tấm huy chương vàng cá nhân đầu tiên cho mình tại đại hội với thời gian 53 giây 96.

VĐV Lê Thị Mỹ Thảo (Bình Phước) giành huy chương vàng 100m bướm nữ với thời gian 1 phút 01 giây 67. VĐV Lê Nguyễn Paul (An Giang) giành huy chương vàng 100m ngửa nam với thời gian 56 giây 39.

Trên đường đua 100m ngửa nữ, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên (Quân đội) giành huy chương vàng với thời gian 1 phút 04 giây 23. Kỷ lục quốc gia ở nội dung này được Ánh Viên thiết lập vào năm 2017 với thời gian 1 phút 01 giây 89.

VĐV Võ Thị Mỹ Tiên (Long An) giành huy chương vàng nội dung 1.500m tự do nữ với thời gian 17 phút 25 giây 91.

Kết thúc ngày thi đấu cuối cùng, bốn VĐV TP.HCM là Trần Duy Khôi, Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Diệp Phương Trâm, Luong Jeremie đã giành huy chương vàng nội dung tiếp sức 400m hỗn hợp với thời gian 4 phút 02 giây 13. Thành tích này đã giúp các VĐV TP.HCM phá kỷ lục quốc gia và kỷ lục đại hội cũng do chính TP.HCM nắm giữ trước đó vào năm 2018 là 4 phút 02 giây 23.

Sau 3 ngày thi đấu, đội bơi Quân đội tạm thời dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 8 huy chương vàng, TP.HCM đứng thứ 2 với 4 huy chương vàng, Quảng Bình đứng thứ ba với 2 huy chương vàng.

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm

Bài 6: Ngôi sao sân cỏ

Bài 7: Bộ sưu tập độc đáo

Bài 8: Hành tinh kì lạ

Bài 9: Trước cổng trời

Bài 10: Kì diệu rừng xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá