Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 10: Kì diệu rừng xanh sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Bài 10: Kì diệu rừng xanh
Đọc: Kì diệu rừng xanh trang 51, 52
Nội dung chính Kì diệu rừng xanh:
Rừng xanh với biết bao cảnh đẹp, vật đẹp. Thiên nhiên thật khéo léo ban tặng cho cánh rừng những cây, những con vật, những vẻ đẹp không đâu có được.
* Khởi động
Trả lời:
Rừng lưu trữ một lượng lớn các bon: Rừng lưu trữ một lượng lớn các bon thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, do vậy, khi đốt cháy hoặc chặt cây, lượng cácbon thải vào khí quyển dưới dạng khí CO2 và khí nhà kính (N2O, mê tan và các ô xit ni tơ khác). Việc khai thác và đốt rừng nhiệt đới, rừng trên đất than bùn chiếm khoảng 10% các chất khí nhà kính sinh ra từ hoạt động của con người. Do đó, bảo vệ và phục hồi rừng là hoạt động quan trọng để hạn chế biến đổi khí hậu. Theo Tạp chí Khoa học (Nature), các khu rừng nhiệt đới có thể giảm 1/2 lượng khí thải các bon đáp ứng mục tiêu năm 2050. Bên cạnh đó, rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, duy trì lượng mưa và thời tiết thông qua quá trình bốc hơi nước, giảm xói mòn và điều tiết dòng chảy, ngăn chặn hạn hán, lũ lụt và cung cấp môi trường sống quan trọng cho hàng triệu loài sinh vật.
Văn bản: Kì diệu rừng xanh
Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây thưa thớt. Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Tôi dụi mắt. Những sắc vàng động đậy. Mấy con mang vàng hệt như màu lá đang ăn cỏ non. Những chiếc chân vàng giẫm lên thảm là vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.
Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
* Trả lời câu hỏi
Trả lời:
Những người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon vì họ thấy những chiếc nấm to bằng cái ấm tích; đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Người đi rừng có cảm giác đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon vì họ thấy: Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích; Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
Trả lời:
Muông thú trong rừng được miêu tả: Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Mấy con mang vàng hệt như màu lá đang ăn cỏ non.
Theo em, sự có mặt của chúng giúp rừng có thêm nhiều màu sắc, thêm huyền bí. Những con vật dù đẹp nhưng đều nhanh chóng di chuyển, vụt đi, làm cho rừng trông thật hoang dã, bí ẩn.
Trả lời:
Vì rừng khộp là rừng cây lá thưa, rụng lá theo mùa. Khi nói “giang sơn vàng rợi” là chỉ rừng khộp vào mùa lá rụng. Rừng rộng lớn mênh mang bát ngát, chỉ toàn là một màu vàng lá rụng. Ví giang sơn vàng rợi là chỉ sự to lớn, rộng khắp của cánh rừng khộp.
Trả lời:
Dựa vào nội dung đã tìm hiểu, em đặt tên cho mỗi đoạn trong bài:
+ Đoạn 1: Đến với thế giới tí hon.
+ Đoạn 2: Vẻ đẹp huyền bí của rừng xanh.
+ Đoạn 3: Giang sơn vàng rợi, vẻ đẹp mê hồn.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Về thực vật |
Về động vật |
Về hiện tượng tự nhiên |
Trả lời:
Trong bài Kì diệu rừng xanh, những sự vật của tự nhiên được quan sát và miêu tả:
+ Về thực vật: nấm dại, cây, lá, bụi rậm, bãi cây, rừng khộp, cỏ.
+ Về động vật: vượn bạc má, chồn sóc, con mang.
+ Về hiện tượng tự nhiên: nắng, mùa thu .
gọn ghẽ |
tí hon |
thưa thớt |
Trả lời:
+ Từ đồng nghĩa với gọn ghẽ: gọn gàng
Đặt câu: Bàn học của em luôn sắp xếp gọn gàng.
+ Từ đồng nghĩa với tí hon: bé xíu
Đặt câu: Em bé có đôi chân bé xíu.
+ Từ đồng nghĩa với thưa thớt: lưa thưa
Đặt câu: Hàng cây bên đường mọc lưa thưa.
Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo) trang 53, 54
Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bốn mùa trong ánh nước
Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc với rất nhiều người. Cảnh đẹp lộng lẫy từ ngọn cỏ, hàng cây cho tới nước hồ trong xanh gợn sóng.
Mùa hè, sau những cơn mưa rào, nước hồ đầy lên, màu nước như bớt xanh hơn. Trong dông gió, hồ nổi sóng. Nhưng dông gió đến đâu thì mặt hồ vẫn chỉ lăn tăn sóng gợn, trầm mặc giữa thinh không, soi bóng những áng mây nổi rồi lại tan.
Về mùa đông, nước hồ cạn đi, sâu xuống, chân cầu Thê Húc bỗng cao hơn, lênh khênh. Trong cái lạnh bao trùm phố phường Hà Nội, nước hồ lặng trong sương, một màn sương trong nhẹ và mỏng như khăn voan. Hồ hiện ra vẻ cổ kính với những cành khô lá vàng in bóng xuống mặt nước lặng thinh.
Có lẽ tưng bừng nhất là vào dịp tết Nguyên đán, hồ được trang điểm lộng lẫy bởi đèn đủ màu, cờ bay phất phới và hoa rực rỡ. Trong mưa bay, người người đi trảy hội. Ngàn vạn tiếng rao, tiếng mời chào của người bán hàng rong cất lên như chim hót mùa xuân.
Nhưng hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn cả là về mùa thu. Mùa thu Hà Nội dường như không có gió lớn, dù để nước hồ lắng sâu. Ánh nắng mùa thu lại tươi nên mặt hồ ngời lên như ánh mắt thanh xuân. Những cây liễu bên hồ xanh mướt, lá bay dịu dàng như mái tóc thiếu nữ. Những cây đa cổ thụ xanh tốt và tráng kiện như những lão tướng, hàng rễ rủ như những bộ râu oai hùng. Trong đền Ngọc Sơn có nhiều tiếng chim ríu rít, tiếng hót của chim non, của ước mơ bay bổng.
Từng ánh nước của hồ Hoàn Kiếm có biết bao người đã ngắm, từng bóng cây nơi này có biết bao người đã ngồi hóng mát, nghỉ ngơi và thầm nghĩ về cuộc sống của mình ở một góc nhỏ nào trên trái đất này.
(Theo Lê Phương Liên)
a. Bài văn trên tả phong cảnh ở đâu?
b. Tìm phần mở bài, thần bài, kết bài của bài văn và nêu ý chính của từng phần.
c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào những thời gian nào? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra trình tự đó?
d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm gì của cảnh hồ Hoàn Kiếm?
Trả lời:
a. Bài văn trên tả phong cảnh ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội).
b. Phần mở bài từ “Hồ Hoàn Kiếm là nơi quen thuộc” đến “trong xanh gợn sóng”.
Phần thân bài từ “Mùa hè” đến “ước mơ bay bổng”.
Phần kết bài từ “Từng ánh nước” đến hết.
c. Trong phần thân bài, cảnh hồ Hoàn Kiếm được tả vào thời gian 4 mùa, bắt đầu từ: Mùa hè, mùa đông, mùa xuân, mùa thu.
Những từ ngữ giúp em nhận ra trình tự đó là: Các từ ngữ được đặt ở đầu mỗi đoạn văn: Mùa hè, mùa đông, dịp tết Nguyên Đán (gắn với mùa xuân), mùa thu.
d. Theo trình tự miêu tả trong bài, người đọc cảm nhận được đặc điểm của cảnh hồ Hoàn Kiếm: màu sắc của hồ, mực nước trong hồ, cảnh vật quanh hồ. Những đặc điểm này mỗi mùa một khác.
Trả lời:
Từ cách miêu tả phong cảnh từ bài văn trên, em học được cách miêu tả phong cảnh như sau:
+ Sử dụng nhiều giác quan để quan sát, cảm nhận cảnh vật.
+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm từng cảnh vật.
+ Miêu tả theo một trình tự nhất định, rõ ràng, mạch lạc.
+ Lựa chọn từ ngữ miêu tả gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu cảm, gợi tả.
Trả lời:
Trình tự miêu tả của bài Bốn mùa trong ánh nước: Tả lần lượt từng phần, từng mùa của cảnh vật (theo trình tự thời gian). Cùng là một cảnh vật nhưng mỗi phần, mỗi mùa khác nhau thì lại có cách tả vẻ đẹp khác nhau. Khi đọc mỗi đoạn văn, mỗi phần tả, người đọc vẫn hiểu được trọn vẹn vẻ đẹp, nội dung miêu tả về đặc điểm ấy, song chỉ là một phần.
Trình tự miêu tả của bài Đà Lạt: Tả từng vẻ đẹp của phong cảnh (vị trí địa lí, khí hậu, cảnh vật, vườn hoa, vườn rau,…). Mỗi vẻ đẹp đều là vẻ đẹp của Đà Lạt. Song có tính logic cực cao, cần phải đọc tất cả bài văn hoặc nhiều đoạn văn mới có thể hiểu rõ được nội dung miêu tả - ghi nhớ các bộ phận, từng vẻ đẹp được tả để rút ra kết luận chung về vẻ đẹp của Đà Lạt.
Ghi nhớ
Ngoài cách tả lần lượt từng phần, từng vẻ đẹp của phong cảnh, có thể tả phong cảnh theo trình tự thời gian (theo các mùa trong năm, theo các buổi trong ngày, theo sự đổi thay của cảnh qua năm tháng,...) hoặc phối hợp cả hai cách để miêu tả.
Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã.
Trả lời:
Em đọc sách báo khoa học viết về động vật hoang dã: “Mười vạn câu hỏi vì sao”, “Động vật hoang dã”…
Câu 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1: Trao đổi với bạn về sách báo đã đọc.
G: Em có thể chọn một trong các hoạt động sau:
– Tóm tắt những thông tin chính đã đọc về thế giới động vật hoang dã (tên loài vật, nơi sinh sống, đặc điểm, thói quen,...).
– Chia sẻ những thông tin thú vị về loài vật đã đọc trong sách báo.
–
Trả lời:
Em trao đổi với bạn về sách báo đã đọc: Em đã đọc sách báo về loài Voi rừng, chúng sống ở trong các rừng thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á. Chúng có đặc điểm to lớn hơn voi thường, ngà phát triển và dài, chắc chắn, cân nặng từ 2 đến 7 tấn, lông dày và thô, màu đen hoặc nâu tuỳ loài. Chúng ăn các loại cỏ, lá, trái cây, vỏ cây với một lượng lớn. Voi rừng có thời kì mang thai khoảng 22 tháng và thường sinh ra một con voi duy nhất. Thời gian trưởng thành của voi rừng là từ 12 đến 20 năm. Voi rừng đáng đối mặc với nguy cơ săn bắn trái phép, môi trường sống bị thu hẹp do rừng bị phá, nạn buôn lậu ngà voi. Chúng cần được bảo tồn và nghiên cứu để giữ cho loài này tồn tại.
* Vận dụng
Trả lời:
Một số động vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam:
+ Sao la: Loài này có vóc dáng như bò nhưng có sừng dài và cong. Chúng sống ở các khu vực núi cao của Việt Nam và Lào.
+ Sóc đỏ: Là loài sóc lớn có màu lông đỏ, đuôi dài. Sống trong rừng nhiệt đới ẩm ở miền Trung và miền Nam Việt Nam.
+ Rùa mai mềm: Loài rùa lớn, sống ở vùng sông Hồng có mai mềm. Đang đối mặt với tình trạng nguy cấp nghiêm trọng cần được bảo tồn.
Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú
Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy