Chuẩn bị: Bộ thí nghiệm về chất khí. Xi lanh trong suốt có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm3

129

Với giải Hoạt động trang 38 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Định luật Boyle giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 9: Định luật Boyle

Hoạt động trang 38 Vật lí 12Chuẩn bị: Bộ thí nghiệm về chất khí

- Xi lanh trong suốt có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm3 (1). 

- Pit-tông có ống nối khí trong xi lanh với áp kế (2). 

- Áp kế có độ chia nhỏ nhất 0,05.105 Pa (3).

- Giá đỡ thí nghiệm (4).

- Thước đo (5).

Tiến hành:

- Bố trí thí nghiệm như Hình 9.4.

 Tài liệu VietJack

- Dịch chuyển từ từ pit-tông để làm thay đổi thể tích khí.

- Đọc và ghi kết quả thí nghiệm vào vở tương tự mẫu ở Bảng 9.1.

Bảng 9.1. Ví dụ về kết quả thí nghiệm khảo sát mối quan hệ của thể tích và áp suất trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định

Lần thí nghiệm V (cm3) p (105 Pa)
1 3,0 1,0
2 2,5 1,2
3 2,0 1,5
4 1,5 1,9

 Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 9.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định giá trị của tích pV trong mỗi lần thí nghiệm.

2. Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p vào thể tích V trong hệ toạ độ (p,V). 

3. Phát biểu mối quan hệ giữa p và V trong quá trình đẳng nhiệt.

Lời giải:

1.

p1V1 = 3,0.1,0 = 3,0

p2V2 = 2,5.1,2 = 3,0

p3V3 = 2,0.1,5 = 3,0

p4V4 = 1,5.1,9 = 2,85

2.

 Tài liệu VietJack

3. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, tích của áp suất và thể tích luôn không đổi.

Lý thuyết Định luật Boyle

1. Quá trình đẳng nhiệt

Quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ giữ không đổi được gọi là quá trình đẳng nhiệt.

2. Định luật Boyle

- Khi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó:

pV = hằng số

 Lý thuyết Định luật Boyle (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 2)

- Đồ thị biểu diễn định luật Boyle là một nhánh của đường hypebol.

 Lý thuyết Định luật Boyle (Vật Lí 12 Kết nối tri thức 2024) (ảnh 3)

- Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt độ khác nhau thì khác nhau. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với nhiệt độ T1 ở thấp hơn đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T2, với T1<T2.

- Nếu gọi p1,V1 là áp suất và thể tích của khí ở trạng thái 1; p2,V2 là áp suất và thể tích của khí ở trạng thái 2 thì:

p1V1=p2V2

Đánh giá

0

0 đánh giá