Giải thích tại sao khi hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc với nhau thì nhiệt độ của chúng sẽ tiến đến bằng nhau

114

Với giải Luyện tập trang 23 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Luyện tập trang 23 Vật Lí 12Giải thích tại sao khi hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc với nhau thì nhiệt độ của chúng sẽ tiến đến bằng nhau.

Lời giải:

Khi hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc với nhau thì nhiệt độ của chúng sẽ tiến đến bằng nhau vì:

- Theo nguyên lý truyền nhiệt, nhiệt năng luôn truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.

- Khi hai vật tiếp xúc với nhau, các phân tử ở vật có nhiệt độ cao sẽ chuyển động nhanh hơn và va chạm với các phân tử ở vật có nhiệt độ thấp.

- Quá trình va chạm này sẽ truyền năng lượng từ các phân tử ở vật có nhiệt độ cao sang các phân tử ở vật có nhiệt độ thấp.

- Quá trình truyền nhiệt sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.

- Khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau, ta nói hai vật đã đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt.

Lý thuyết Các cách làm thay đổi nội năng

a. Thực hiện công

Khi dùng tay thực hiện công cọ xát một miếng kim loại lên sàn nhà thì miếng kim loại nóng lên, nội năng của nó thay đổi.

 Lý thuyết Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học (Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 3)

b. Truyền nhiệt

Làm miếng kim loại nóng lên bằng cách cho nó tiếp xúc với một nguồn nhiệt. Khi đó nội năng của nó cũng thay đổi.

Lý thuyết Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học (Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 2) 

c. Nhiệt lượng, nhiệt dung riêng

- Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng vật trao đổi (tỏa ra hoặc nhận vào) được xác định bằng công thức:

Q=mc(T2T1)

- Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ 1 kg cúa chất đó lên 1 K. Biểu thức

c=Qm(T2T1)

Đánh giá

0

0 đánh giá