Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại

211

Với giải Luyện tập trang 21 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 3: Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học

Luyện tập trang 21 Vật Lí 12Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại (Hình 3.3)

Giải SGK Vật Lí 12 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học (ảnh 2)

Lời giải:

- Khi quả bóng bàn bị móp, phần vỏ cao su bị nén lại, khiến cho các phân tử khí bên trong quả bóng cũng bị nén lại.

- Khi thả quả bóng bàn vào nước nóng, nhiệt độ của khí bên trong quả bóng tăng cao.

- Khi nhiệt độ tăng cao, động năng của các phân tử khí cũng tăng.

- Các phân tử khí chuyển động nhanh hơn và va chạm với nhau mạnh hơn.

- Lực va chạm của các phân tử khí tăng lên, tạo ra áp suất lớn hơn lên thành quả bóng.

- Áp suất lớn này đẩy vỏ cao su phồng trở lại hình dạng ban đầu.

Lý thuyết Nội năng

a. Khái niệm về nội năng

- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phân từ cấu tạo nên vật. Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của vật

b. Thí nghiệm về mối liên hệ giữa nội năng và năng lượng của các phân tử tạo nên vật

- Khi năng lượng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng thì nội năng của vật tăng và ngược lại

Đánh giá

0

0 đánh giá