Bạn A muốn đun sôi 1,5 lít nước bằng bếp gas. Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi

0.9 K

Với giải Luyện tập trang 14 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Sự chuyển thể giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 1: Sự chuyển thể

Luyện tập trang 14 Vật Lí 121. Bạn A muốn đun sôi 1,5 lít nước bằng bếp gas. Do sơ suất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Tính nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 lít nước trong ấm do sơ suất đó. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg

2. Tại sao trên núi cao, ta không thể luộc chín trứng bằng nồi thông thường, mặc dù nước trong nồi vẫn sôi?

Lời giải:

1. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 1 lít nước trong ấm do sơ suất đó là:

Q = m.L = 1.2,3.106 = 2,3.106 J

2.

Trên núi cao, áp suất không khí giảm do giảm trọng lực. Khi áp suất giảm, nhiệt độ sôi của nước cũng giảm. Bởi vì quá trình nấu ăn đòi hỏi nhiệt độ sôi đủ cao để thực hiện, nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C tại núi cao có thể không đủ để nấu chín thực phẩm.

Lý thuyết Sự hóa hơi

- Sự hóa hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí, thể hiện qua hai hình thức sự bay hơi và sự sôi

a. Sự bay hơi

- Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì

- Tốc độ bay hơi của chất lỏng càng nhanh nếu diện tích mặt thoáng càng lớn, tốc độ gió càng lớn, nhiệt độ càng cao và độ ẩm không khí càng thấp

b. Sự sôi

- Sự hóa hơi xảy ra ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khi trên mặt thoáng và bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi

c. Nhiệt hóa hơi riêng

- Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi

L=Qm

Đánh giá

0

0 đánh giá