Với giải Câu hỏi 7 trang 10 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Sự chuyển thể giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí 12 Bài 1: Sự chuyển thể
Câu hỏi 7 trang 10 Vật Lí 12: Quan sát Hình 1.13, xác định các quá trình biến đổi ứng với mỗi đoạn AB, BC, CD, DE
Lời giải:
Đoạn AB: Đá bắt đầu tan (chuyển từ thể rắn sang thể lỏng)
Đoạn BC: Đá đang tan (chuyển từ thể rắn sang thể lỏng)
Đoạn CD: Nước bắt đầu sôi (chuyển từ thể lỏng sang thể khí)
Đoạn DE: Nước đang sôi (chuyển từ thể lỏng sang thể khí)
Lý thuyết Sự nóng chảy
a. Sự nóng chảy của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- Căn cứ vào cấu trúc sắp xếp của các hạt tạo nên chất rắn, người ta chia chất rắn thành hai loại: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- Sự nóng chảy của chất rắn kết tinh
+ Khi nung nóng liên tục một vật rắn kết tinh nhiệt độ của vật tăng dần
+ Khi nhiệt độ đạt một giá trị xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy thì vật bắt đầu chuyển sang thể lỏng và trong suốt quá trình này nhiệt độ của vật là không đổi
+ Khi toàn bộ chất rắn đã chuyển sang thể lỏng, tiếp tục cung cấp nhiệt lượng thì nhiệt độ của vật sẽ tiếp tục tăng
- Sự nóng chảy của chất rắn vô định hình
+ Khi nung nóng liên tục vật rắn vô định hình, vật rắn mềm đi và chuyển sang thể lỏng một cách liên tục, trong quá trình này nhiệt độ của vật tăng liên tục
+ Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định
→ Khi đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, vật rắn bắt đầu chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng (sự nóng chảy). Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định (ở một áp suất cụ thể). Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định
b. Nhiệt nóng chảy riêng
- Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg chất đó chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học
Bài 4. Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hoá hơi riêng