Giáo án PowerPoint Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân tri sáng to bản POWERPOINT trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu                 

Giáo án điện tử Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 1: Ở Vương quốc Tương Lai

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hoá

Giáo án điện tử (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử (Luyện từ và câu lớp 4) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng

Giáo án điện tử Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................................

................................................

................................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 1Ở Vương quốc Tương Lai

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Chia sẻ được về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh. Từ đó, rút ra đực ý nghĩa: Thể hiện mong ước thay đổi thế giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.

- Viết được ba điều nên làm và ba điều không nên làm để cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Bảng phụ ghi đoạn từ “Công xưởng xanh” đến “Có chứ! Nó đâu?”.

- Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu tên chủ điểm

- GV giới thiệu tên chủ điểm: Những ước mơ xanh.

- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Ý nghĩa tên chủ điểm – Những người tài trí: Nói về những ước mơ đẹp:

+ Mơ ước về cuộc sống hạnh phúc.

+ Mơ ước được sống lâu.

+ Mơ ước được bay lượn trên bầu trời.

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về ý tưởng chế tạo một đồ vật giúp con người hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.111-112 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

Giáo án Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Giáo án Ở Vương quốc Tương Lai lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 1 – Ở Vương quốc Tương Lai.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thuật lại nội dung câu chuyện.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật:

+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả.

+ Giọng Tin-tin, Mi-tin: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên.

+ Giọng các em bé: thể hiện sự thân thiện, niềm vui, tự hào.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: xứ sở, sáng chế, trường sinh, giấu kín.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thuật lại nội dung câu chuyện:

Tin-tin và Mi-tin được một bà tiên giúp đỡ,/ đã vượt qua nhiều thử thách,/ đến nhiều xứ sở/ để tìm con Chim Xanh/ về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.// Đoạn trích dưới đây/ thuật lại việc hai em tới Vương quốc Tương Lai/ và trò chuyện với những người bạn sắp ra đời.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “những người bạn sắp ra đời”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “Nó đâu?”

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Thuốc trường sinh: loại thuốc uống vào sẽ sống lâu (theo quan niệm của người xưa).

+ Xứ sở: quê hương, đất nước.

+ Sáng chế: chế tạo ra cái trước đó chưa có.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.113.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đâu? Để làm gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tin-tin và Mi-tin được bà tiên giúp đỡ đi đến nhiều xứ sở để tìm con Chim Xanh về chữa bệnh cho một người bạn hàng xóm.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Giới thiệu bối cảnh của câu chuyện.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Tin-tin và Mi-tin thắc mắc gì về đồ vật em bé thứ nhất sáng chế?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:Những điều Tin-tin và Mi-tin thắc mắc đồ vật em bé thứ nhất sáng chế ăn có ngon không và có ồn ào không.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Tin-tin và Mi-tin trò chuyện với em bé thứ nhất về vật làm cho con người hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Các em bé khác trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Trong công xưởng xanh:

Em bé thứ hai sáng chế ra ba mươi vị thuốc trường sinh.

Em bé thư ba sáng chế ra một thứ ánh sáng kì lạ.

Em bé thứ tư sáng chế ra một cái máy biết bay trên không trung như một con chim.

Em bé thứ năm sáng chế ra cái máy biết dò tìm kho báu trên Mặt Trăng.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Kết quả sáng chế của các em bé khác trong công xưởng xanh.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Mỗi phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người, mong muốn được sống lâu và hạnh phúc, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Cuộc trò chuyện của Tin-tin và Mi-tin với những người bạn sắp ra đời trong công xưởng xanh.

+ Ý nghĩa bài đọc: Thể hiện mong ước thay đổi thế giới qua những phát minh, sáng chế giúp cuộc sống con người hạnh phúc.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tên chủ điểm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người; sử dụng biện pháp nhân hóa để viết được câu văn sinh động.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù.

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (Biết cách đặt câu có sử dụng phép nhân hóa).

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về nhân hóa:

+ Nhân hóa là gì?

+ Có mấy cách nhân hóa? Đó là những cách nào?

+ Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập về nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện đượcbiện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT1a: Mỗi sự vật in đậm được tả bằng những từ ngữ nào?

Giáo án (Luyện từ và câu) Luyện tập về nhân hoá (trang 113, 114) lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV cho HS làm bài theo nhóm đôi.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Quả thị: dắt mùa thu vào phố, mang theo câu chuyện cổ, kể.

+ Chim: hòa ca.

+ Mây: choàng khăn cho núi.

+ Lim: bâng khuâng.

+ Hàng xoan: thay áo mới.

+ Chùm hoa: bối rối.

+ Chào mào: trẩy hội, sang sông.

- GV chốt kiến thức cho HS: Những từ ngữ tìm được vốn là từ dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của người được dùng để tả hoạt động, trạng thái hoặc đặc điểm, tính chất của sự vật.

à Có thể nhân hóa bằng cách tả sự vật bằng từ ngữ vốn dùng để tả người.

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1b: Cách tả ấy có tác dụng gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

(Gợi ý: Cách tả ấy giúp sự vật hiện lên gần gũi, sinh động, giống như người.)

Hoạt động 2: Tìm hình ảnh nhân hóa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được hình ảnh nhân hóa có trong các đoạn văn.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của BT2: Tìm hình ảnh nhân hóa có trong đoạn văn đã cho.

a. Mùa xuân đến, mầm non cựa mình tỉnh giấc. Các loài chim đua nhau ca hát. Bầu trời say sưa lắng nghe khúc ca rộn rã và mải mê ngắm nhìn những chiếc lá xanh nõn nà.

Nguyên Anh

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

Theo Phan Sĩ Châu

- GV yêu cầu HS làm bài trong nhóm đôi.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Mầm non cựa mình tỉnh giấc.; Các loài chim đua nhau ca hát.; Bầu trời say sưa lắng nghe, mê mải ngắm nhìn.

b. Trăng lẩn trốn trong các tán lá.; Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.; Trăng đậu vào ánh mắt.; Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về tác dụng của các hình ảnh nhân hóa tìm được.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.

Hoạt động 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu cho sinh động.

- GV yêu cầu HS nói câu trong nhóm đôi, nghe bạn nhận xét để chỉnh sửa.

GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Đàn kiến gọi nhau cõng mồi về tổ.

b. Bụi tre già thì thầm trong gió kể lại vài mẩu chuyện xa xưa.

c. Trên trời, những ông sao sáng lấp lánh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS so sánh câu ban đầu với câu sử dụng nhân hóa để viết lại, từ đó khẳng định vai trò của nhân hóa.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học về nhân hóa.

+ Đặt thêm 2 – 3 câu miêu tả về một loài hoa em thích có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Đọc trước Tiết 4: Viết SHS tr.114.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

+ Có 3 cách nhân hóa. Đó là:

Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người.

Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên.

Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người.

+ Nhân hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi, sinh động hơn.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS xác định yêu cầu BT1a.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT1b.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS làm bài trong nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS hoạt động nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Giáo án Viết đoạn văn tưởng tượng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ: Nhận diện và tìm ý cho bài viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 4 –Viết đoạn văn tưởng tượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện đoạn văn tưởng tượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các phần trong đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1, đọc đoạn văn và các câu hỏi.

- GV cho HS thảo luận nhóm để thực hiện BT.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Câu mở đầu của đoạn văn giới thiệu việc các bạn quyết định đi gặp người để cảm ơn.

b. Đầu tiên: Các bạn gặp bác nông dân đang thu hoạch quả chín trên cánh đồng.

Tiếp theo: Cừu đại diện cảm ơn bác nông dân đã luôn che chở cho mình và các bạn.

Sau đó: Bác nông dân nói về ích lợi của từng bạn.

Cuối cùng: Các bạn nhận ra mọi người, mọi vật đều có ích.

c. Câu cuối của đoạn văn nói về việc những người bạn quyết định làm tốt công việc của mình để sống hòa thuận, vui vẻ bên con người.

Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ về cấu tạo đoạn văn tưởng tượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Theo em, đoạn văn tưởng tượng thường gồm mấy phần? Mỗi phần có nhiệm vụ gì?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Đoạn văn tưởng tượng thường có:

+ Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

+ Các câu tiếp theo:

Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

- GV rút ra ghi nhớ cho HS, mời đại diện 1 – 2 HS đọc lại ghi nhớ. Các HS khác theo dõi, lắng nghe.

Hoạt động 3: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm được ý cho đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm đôi, ghi chép văn tắt những nội dung chính.

(Gợi ý: Tưởng tượng, xác định nội dung chia sẻ à nêu nội dung, diễn biến của hoạt động tưởng tượng à nêu kết thúc/ kết quả.)

- GV mời đại diện 1 – 2 HSchia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động:

Viết ba điều nên làm và ba điều không nên làm để cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp.

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 6. Khi thảo luận, nhóm trưởng phân công mỗi bạn viết một điều nên làm và một điều không nên làm.

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Nắm được cấu tạo của đoạn văn tưởng tượng.

+ Tìm đọc một số câu chuyện có chủ đề ước mơ.

+ Chuẩn bị bài đọc Cậu bé ham học hỏi SHS tr.116.

- Cả lớp cùng hát một bài.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc lại ghi nhớ.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS hoạt động nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Bài giảng điện tử Tiếng Việt lớp 4 Bài 2: Cậu bé ham học hỏi

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Nói và nghe: Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

Giáo án điện tử Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................

................................

................................

Giáo án điện tử Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4 | PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

................................................

................................................

................................................

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Bài 2Cậu bé ham học hỏi

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nói được về 1 – 2 phát minh có ý nghĩa với cuộc sống con người; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Nhờ ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, Hoóc-king đã trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.

- Nói được về mơ ước của em liên quan đến chủ đề đã chọn trên Ngôi sao mơ ước.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh hoặc video clip về kính viễn vọng (nếu có).

- Bảng phụ ghi đoạn từ “Khi Hoóc-king còn nhỏ” đến “tìm tòi, khám phá”.

- Mô hình Ngôi sao mơ ước để thực hiện hoạt động vận dụng.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nói về 1 – 2 phát minh có ý nghĩa với cuộc sống của con người.

(Gợi ý: HS có thể kể về các sản phẩm quen thuộc, có ích với cuộc sống như đèn điện, quạt điện, máy điều hòa không khí,…)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.116 và yêu cầu HS đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

Giáo án Cậu bé ham học hỏi lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 2 – Cậu bé ham học hỏi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch; phân biệt giọng nhân vật:

+ Giọng cha: trầm ấm, gần gũi.

+ Giọng Hoóc-king: thể hiện sự tò mò, ngạc nhiên ở đoạn đầu, quyết tâm ở đoạn sau.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, phẩm chất, tư chất của Hoóc-king.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: thắc mắc, xuất sắc.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

Xti-vơn Hoóc-king/ là một trong những nhà khoa học nổi tiếng/ của thế giới.//

Sau này,/ Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại,/ có nhiều đóng góp xuất sắc/ cho việc lí giải sự ra đời của các vì sao.//

- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc toàn bài trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Kính viễn vọng: kính dùng để quan sát các vật ở rất xa.

+ Kiệt xuất: vướt trội hẳn lên về giá trị, tài năng so với bình thường.

+ Lí giải: hiểu rõ, chỉ ra rõ cái lẽ của sự vật, sự việc.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.117.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Bố tặng quà gì cho Xti-vơn Hoóc-king?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bố tặng cho Hoóc-king một cái kính viễn vọng.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Hoóc-king làm gì với món quà của bố?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Hoóc-king dùng kính viễn vọng bố tặng để quan sát bầu trời vào mỗi tối.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Câu nói của Hoóc-king: “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.” cho thấy điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Câu nói của Hoóc-king cho thấy đam mê học hỏi, niềm tin và quyết tâm tìm tòi, khám phá của cậu.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Hoóc-king đã làm những gì để tự trả lời câu hỏi của mình? Bố đã giúp đỡ cậu thế nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hoóc-king thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách lí giải cho những thắc mắc của mình.

Bố giúp cậu bằng cách mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Theo em, nhờ đâu Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại nhờ tư chất thông minh, sự ham mê học hỏi, không ngừng tìm tòi, khám phá và nhờ sự ủng hộ từ gia đình.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nội dung bài đọc: Nhờ ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá, Hoóc-king đã trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời.

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS đọc câu hỏi 1.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 2.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 3.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 4.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc câu hỏi 5.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

................................

................................

................................

Giáo án Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết ghi chép tóm tắt, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa của một câu chuyện được nghe về một ước mơ đẹp.

2. Năng lực

a. Năng lực chung.

Biết kể chuyện, biết trao đổi cùng các bạn chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

b. Năng lực đặc thù.

Năng lực nói và nghe khi kể.

3. Phẩm chất.

Có ý thức chăm chỉ, nghiêm túc trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 2 – Nghe – kể câu chuyện về ước mơ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nghe – kể câu chuyện về ước mơ

Con đường mơ ước

Ông ngoại Đan từng là nghệ sĩ kéo đàn trong dàn nhạc. Sau đợt tai biến, ông phải nằm một chỗ. Nhưng bà vẫn giữ lại cây đàn vi-ô-lin màu nâu bóng và phóng to tấm hình ông biểu diễn treo trên tường.

Ngày còn bé, nghe ông kể về cảm xúc của những lần đứng trên sân khấu, Đan đã thấy yêu mến cây đàn. Em xin mẹ cho học và ước mong có lần sẽ được biểu diễn như ông.

Năm năm qua, Đan tập luyện rất chăm chỉ, tự giảm bớt những buổi đi bơi hay trượt pa-tin với bạn, dành thời gian cho âm nhạc.

Đợt này, Đan tích cực luyện tập để chuẩn bị cho “Liên hoan Âm nhạc Mùa Hè”. Số giờ tập tăng lên khiến cổ em mỏi nhừ, cánh tay tê cứng. Nản quá, Đan nói với mẹ:

- Chắc con sẽ không chơi đàn nữa, mẹ ạ.

Biết con gái tập luyện mệt nên có chút nản lòng, mẹ động viên:

- Hay con cứ nghỉ một, hai buổi cho đỡ mệt rồi quyết định sau? Mẹ luôn ủng hộ con.

Đan ngồi thật lâu trong phòng ông ngoại sau khi trò chuyện cùng mẹ. Ông nằm bất động, không thể nói gì nhưng Đan biết ông vẫn nghe được. Em nhìn khoảnh khắc ông trên sân khấu, vuốt ve cây vĩ cầm và đàn cho ông nghe một giai điệu thật ngọt. Một giọt nước mắt chảy ra từ khoé mắt già nua của ông. Bất giác Đan rưng rưng, những giọt nước mắt nóng hổi lăn trên má. Em nghĩ kĩ rồi, nhất định em sẽ tiếp tục hành trình mơ ước của mình.

Trong buổi biểu diễn “Mùa Hè” năm ấy, Đan đạt giải quán quân. Con đường ước mơ vẫn còn dài. Nhưng Đan tin, bằng sự nỗ lực của mình cùng với sự ấm áp, tin yêu của mẹ và ông ngoại, nhất định Đan sẽ viết tiếp được ước mơ.

Võ Thu Hương

Hoạt động 1: Nghe giáo viên kể chuyện “Con đường mơ ước”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe và ghi nhớ nội dung của câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể câu chuyện lần thứ nhất để HS kiểm tra phán đoán. GV vừa kể vừa dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò nhằm thu hút sự tập trung và chú ý của HS.

- GV cho HS trao đổi về phán đoán của mình sau khi nghe câu chuyện.

- GV kể câu chuyện lần thứ hai để HS ghi nhớ nội dung của câu chuyện.

Hoạt động 2: Ghi chép tóm tắt nội dung câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tóm tắt được nội dung câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và các gợi ý trong sơ đồ.

Giáo án Nghe – kể câu chuyện về ước mơ lớp 4 | Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo

- GV cho HS thực hành trao đổi trong nhóm đôi về nội dung câu chuyện để ghi chép tóm tắt theo sơ đồ.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HSchia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Kể lại câu chuyện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Kể lại câu chuyện dựa vào nội dung ghi chép.

- GV cho HS thực hành theo nhóm đôi, kể lại từng đoạn câu chuyện, rồi kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào nội dung tóm tắt đã ghi chép.

GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS kể lại câu chuyện trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 4: Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

a. Mục tiêu:Thông qua hoạt động, HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4 và đọc các câu hỏi gợi ý.

- GV cho HS trao đổi trong nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện có chủ đề ước mơ.

+ Đọc trước Tiết 3: Viết SHS tr.118.

- Cả lớp cùng hát một bài.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trao đổi.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS trao đổi nhóm.

- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS thực hành nhóm.

- HS kể chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT4.

- HS trao đổi nhóm.

- HS báo cáo kết quả.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

................................

................................

................................

Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS sẽ:

- Viết được đoạn văn tưởng tượng kể về việc làm của Tin-tin và Mi-tin sau khi tham quan công xưởng xanh.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

b. Năng lực đặc thù

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

3. Phẩm chất.

Chăm chỉ đọc bài, viết bài, giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh minh họa bài đọc.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Đối với học sinh

- SHS Tiếng Việt 4.

- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:

+ Đoạn văn tưởng tượng thường gồm những gì?

+ Nêu các cách viết đoạn văn tưởng tượng?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài học: Tiết 3 – Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được đề bài.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, trả lời một số câu hỏi để phân tích đề bài:

+ Đề bài yêu cầu viết đoạn văn thuộc thể loại nào?

+ Câu chuyện cần kể về nội dung gì?

+ Nhân vật trong câu chuyện có gì đặc biệt?

+ Em cần làm gì để kể được câu chuyện?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Kể chuyện

+ Cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,…

+ Những nhân vật không cùng xuất hiện trong các câu chuyện đã nghe, đã đọc.

+ Tưởng tượng.

Hoạt động 2: Viết đoạn văn tưởng tượng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được đoạn văn tưởng tượng.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT1 và đọc các gợi ý.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn vào VBT dựa vào kết quả tiết học trước và các gợi ý.

Hoạt động 3: Chia sẻ đoạn văn trong nhóm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ bài viết trong nhóm để nghe nhận xét hoàn chỉnh bài viết.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2 và đọc các gợi ý.

- GV cho HS thực hiện yêu cầu BT trong nhóm đôi:

+ HS trao đổi bài cho bạn.

+ Đọc bài của bạn và nhận xét.

+ Nghe bạn nhận xét và chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn văn.

Hoạt động 4: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chọn ra được đoạn văn tưởng tượng thú vị để học hỏi và rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3: Cùng bạn bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

- GV hướng dẫn HS triển lãm đoạn văn bằng kĩ thuật Phòng tranh trong nhóm hoặc trước lớp.

- GV cho HS bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức về nội dung bài học.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS xác định các yêu cầu của hoạt động:

+ Chọn một chủ đề trên Ngôi sao mơ ước.

+ Nói về mơ ước của em liên quan tới chủ đề đã chọn.

- GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ:

+ Bốc thăm hoặc xoay Ngôi sao mơ ước để chọn chủ đề.

+ Từng HS nói về mơ ước liên quan tới chủ đề đã chọn.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, tổng kết bài học.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Hoàn thiện đoạn văn tưởng tượng.

+ Tìm đọc thêm một số câu chuyện có chủ đề ước mơ.

+ Chuẩn bị bài đọc Thuyền trưởng và bầy ong SHS tr.119.

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Đoạn văn tưởng tượng thường có:

Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

Các câu tiếp theo:

Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.

+ Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,…), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,…

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xác định yêu cầu BT1.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS xác định yêu cầu BT2.

- HS hoạt động nhóm.

- HS xác định yêu cầu BT3.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS bình chọn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tập trung lắng nghe.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thêm các bài ging đin t Tiếng Vit lp 4 Chân tri sáng to hay, chi tiết khác:

Giáo án PPT Tuần 13

Giáo án PPT Tuần 14

Giáo án PPT Tuần 15

Giáo án PPT Tuần 16

Giáo án PPT Tuần 17

Để mua Giáo án PPT Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá