Insulin, một loại hormone thuộc loại protein, được sản sinh bởi tuyến tụy, có chức năng điều hoà quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể

207

Với giải Hoạt động trang 46 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Protein và enzyme giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 10: Protein và enzyme

Hoạt động trang 46 Hóa học 12: Insulin, một loại hormone thuộc loại protein, được sản sinh bởi tuyến tụy, có chức năng điều hoà quá trình chuyển hoá glucose trong cơ thể. Insulin thúc đẩy sự hấp thu glucose của các tế bào và dự trữ glucose dư thừa trong gan và cơ.

Insulin có cấu tạo được mô tả trong Hình 10.1. Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo và phân tử khối của insulin.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

- Insulin là loại protein gồm 2 chuỗi A và B được liên kết với nhau bằng liên kết disulfide, mỗi chuỗi được tạo bởi các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide theo một trật tự nhất định.

- Insulin có phân tử khối lớn.

Lý thuyết Protein

1. Khái niệm và đặc điểm cấu tạo

- Protein là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ một hay nhiều chuỗi polypeptide.

Mỗi chuỗi polypeptide gồm các đơn vị α- amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide theo một trật tự nhất định

2. Tính chất vật lí

- Các protein dạng hình sợi như keratin (ở tóc, móng), collagen (ở da, sụn), myosin (ở cơ bắp),… không tan trong nước cũng như các dung môi thông thường.

Các protein dạng hình cầu như hemoglobin (có ở máu), albumin (có ở lòng trắng trứng) có thể tan được trong nước tạo dung dịch keo.

3. Tính chất hóa học

a) Phản ứng thủy phân

- Protein bị thủy phân bởi acid, base hoặc enzyme. Qúa trình thủy phân hoàn toàn protein tạo thành các α-amino acid

b) Phản ứng màu

- Protein có khả năng tạo thành sản phẩm màu tím đặc trưng với thuốc thử biuret, tương tự như peptide.

- Protein hình thành sản phẩm rắn màu vàng với dung dịch nitric acid đặc, một p hần do phản ứng nitro hóa các đơn vị amino acid chứa vòng benzene và một phần khác do sự đông tự protein trong môi trường acid.

c) Phản ứng đông tụ

- Protein có thể bị đông tụ bởi tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion kim loại nặng. Sự đông tự này xảy ra do cấu tạo ban đầu của protein bị biến đổi

4. Vai trò của protein đối với sự sống

- Các protein khác nhau đảm nhận vai trò khác nhau, rất cần thiết cho sự sống như tham gia xây dựng tế bào, vận chuyển các chất trong cơ thể, điều hòa quá trình trao đổi chất, xúc tác cho các phản ứng sinh hóa,…

Đánh giá

0

0 đánh giá