Khi giới thiệu về quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, các tác giả đề cập đến chi tiết loài voọc mông trắng

214

Trả lời Câu hỏi 5 trang 63 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Vườn Quốc gia Cúc Phương giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vườn Quốc gia Cúc Phương

Câu hỏi 5 trang 63 SGK Ngữ văn 9: Khi giới thiệu về quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, các tác giả đề cập đến chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn. Nhận xét về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản

Trả lời:

Cách 1:

- Tác giả nhấn mạnh loại voọc mông trắng chính là báu vật vủ tạo hoá, không một nơi nào có, chỉ duy nhất tại rừng Cúc Phương làm cho khu rừng thêm đặc biệt, thu hút khách đến tham quan. Làm nổi bật hệ động vật quý hiếm, phong phú, đặc biệt của khu rừng.

Cách 2:

- Loài voọc mông trắng vốn không còn tồn tại ở nơi nào khác trên thế giới, ngoài Vườn Quốc gia Cúc Phương. Điều này cho thấy môi trường sinh thái của Cúc Phương còn rất hoang sơ, cung cấp điều kiện sống và sinh trưởng an toàn, tốt nhất cho các loài động thực vật, đặc biệt với cả những loài tưởng chừng đã tuyệt chủng như voọc mông trắng.

- Khi giới thiệu về đặc điểm quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đề cập chi tiết loài vọoc mông trắng được chọn làm biểu tượng ở nơi này vì đó là chi tiết quan trọng, đắt giá, góp phần làm rõ giá trị về quần thể động vật và môi trường sinh thái của khu rừng, cung cấp thông tin rất quan trọng về biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương (phân biệt Cúc Phương với những vườn Quốc gia khác). Hơn nữa, chi tiết còn là minh chứng rõ ràng, thuyết phục cho việc khẳng định Cúc Phương xứng đáng là một khu vườn Quốc gia, điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Đánh giá

0

0 đánh giá