Trả lời Câu hỏi 2 trang 27 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Sơn Tinh – Thuỷ Tinh giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Sơn Tinh – Thuỷ Tinh
Câu hỏi 2 trang 27 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh thể hiện cụ thể như thế nào? Theo em người kể chuyện có bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật nào không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?
Trả lời:
Cách 1:
- Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Sơn Tinh: “Vung tay niệm chú, núi từng dải; Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò”.
+ Thủy Tinh: “Bắt quyết hô mây to nước cả; Giậm chân rung khắp làng xung quanh”.
- Theo em người kể chuyện không bộc lộ thái độ thiên vị đối với nhân vật Sơn Tinh. Tác giả miêu tả hai nhân vật đều ngang tài ngang sức như nhau. Thần Sơn Tinh phi bạch hổ, oai phong lẫm liệt. Còn thần Thủy Tinh thì mang theo dáng vẻ phong trần với râu ria quăn xanh rì. Màu xanh của biển cả nhuốm trên mình chàng. Cưỡi rồng uy nghi càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp Thủy Tinh - vẻ đẹp của quyền lực, bão tố.
Cách 2:
- Phép thuật của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Sơn Tinh: Phi bạch hổ, niệm chú đẩy đất vù lên cao, tay vẫy hùm, voi, báo; đạp long đất núi,…
+ Thủy Tinh: cưỡi lưng rồng uy nghi, bắt quyết hô mưa to gió lớn, giậm chân rung khắp làng quần quanh,…
- Tác giả thể hiện thái độ công bằng, không thiên vị.
- Qua những câu thơ kết: “Thủy Tinh năm năm…. nên khác thường” → yếu tố tươi mới, trẻ trung, hấp dẫn.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sơn Tinh – Thuỷ Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)