Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ

1.1 K

Trả lời Câu hỏi 1 trang 27 Ngữ văn 9 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Sơn Tinh – Thuỷ Tinh giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Sơn Tinh – Thuỷ Tinh

Câu hỏi 1 trang 27 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cốt truyện, cách kể chuyện giữa truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với bài thơ cùng tên của Nguyễn Nhược Pháp.

Trả lời:

Cách 1:

- Giống nhau: Cả hai văn bản đều có cốt truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương nhưng Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau không lấy được nàng rất tức giận cho nên đánh nhau với Sơn Tinh. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh đều thua. Hàng năm sự việc này đều diễn ra nhưng Thủy Tinh đều thua.

- Khác nhau

Yếu tố Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh – Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)
Cốt truyện

- Không miêu tả cụ thể hình ảnh của các nhân vật.

 

 

 

- Nhân vật Mị Nương chỉ được miêu tả vẻ ngoài qua còn không có lời thoại hành động cụ thể.

- Miêu tả cụ thể:

+ Mị Nương: Tóc xanh viền má hây hây…

+ Sơn Tinh: một mắt ở trán…

+ Thủy Tinh: râu ria quăn xanh rì…

- Nhân vật Mị Nương có những lời nói, sự ảnh hưởng đến cốt truyện:

+ Vua Hùng hỏi Mị Nương muốn chọn ai thì Mị Nương bèn nói “Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha”.

+ Khi Thủy Tinh thể hiện khiến bò lợn, cột nhà trôi theo. Mị Nương đã sợ hãi và Sơn Tinh thể hiện sự bình tĩnh khi trấn an Mị Nương “Nàng đừng lo”.

+ Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau thì Mị Nương cũng đã thốt lên “Ôi, tại ta…”

Cách kể chuyện Sử dụng văn xuôi. Đơn thuần là kể lại câu chuyện. Sử dụng các câu thơ bảy chữ, kèm những hình ảnh, biện pháp tu từ, kèm cả những từ ngữ bộc lộ cảm xúc với các nhân vật.

Cách 2:

- Điểm giống:

+ Câu chuyện được kể (nhân vật, sự kiện, diễn biến).

+ Đều có chi tiết kì ảo thể hiện phép thuật cao cường của 2 nhân vật.

- Điểm khác:

+ Tác giả, phương thức sáng tạo: dân gian – cá nhân.

+ Thể loại: văn xuôi – thơ.

+ Mối quan hệ giữa 2 tác phẩm: Bài thơ ra đời sau dựa trên cơ sở truyện dân gian.

Đánh giá

0

0 đánh giá