Tranh chấp tài sản là gì ?  Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản viết như thế nào?

116

         Để tránh xảy ra những tranh chấp phát sinh và mang lại những rủi ro không đáng có thì trong một số giao dịch dân sự liên quan đến tài sản các bên thường thoả thuận đưa ra nội dung bản cam kết để đảm bảo hai bên thực hiện đúng trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình. Vậy tranh chấp tài sản là gì ?  Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản viết như thế nào ? Tham khảo ngay bài viết của tailieumoi.vn dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé.

Tranh chấp tài sản là gì ?  Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản viết như thế nào?

1. Cam kết là gì?

Cam kết hay cam đoan đều được hiểu trong ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ đúng theo nội dung các bên đã thỏa thuận. Quyền của bên này được đảm bảo bằng nghĩa vụ của bên kia, nên các bên cần đảm bảo thực hiện đúng theo cam kết. Cam kết là chịu theo những điều kiện giao ước, cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Qua đó giúp các bên tìm được hiệu quả hợp tác hay các lợi ích theo quy định pháp luật.

Cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, gắn với nhiều nhu cầu. Gắn với các công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về một vấn đề nào đó. Bởi trong cuộc sống hiện đại gắn với các nhu cầu trao đổi, giao dịch. Các bên trao cho nhau những quyền lợi mới để đa dạng các hoạt động tổ chức trong nền kinh tế. Cũng như tiếp cận các quyền và lợi ích theo quy định pháp luật. Từ đó có thể tin tưởng và thực hiện cam kết trong hoạt động quản lý nhà nước.

Cam kết có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như cam kết bằng lời nói, cam kết bằng văn bản, vậy khi viết giấy cam kết thì giá trị pháp lý của việc làm này là gì ? Dưới đây là câu trả lời:

Giấy cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa các bên ký cam kết. Giúp ràng buộc các bên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện theo nội dung đã cam kết. Cũng như có trách nhiệm pháp lý phải gánh chịu nếu một bên không đảm bảo tuân thủ giao dịch ban đầu. Trong trường hợp nếu bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

– Cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết. Và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan pháp luật. Để đảm bảo nội dung cam kết được không trái với các quy định pháp luật. Xây dựng hành lang pháp lý ràng buộc các bên trong quyền và nghĩa vụ như nội dung cam kết.

2. Các dạng tranh chấp tài sản trên thực tế

2.1 Tranh chấp tài sản thừa kế

Tranh chấp tài sản thừa kế là việc tranh chấp những tài sản do người chết để lại cho các đồng thừa kế. Đối tượng của tranh chấp này trên thực tiễn thường thấy là : tài sản do bố, mẹ hay ông, bà, vợ, chồng,... khi mất để lại. Tài sản thừa kế khi tranh chấp sẽ xác định trên cơ sở là thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật để thực hiện việc phân chia tài sản. Dựa vào các hàng thừa kế, diện thừa kế, người quản lý di sản thừa kế để xác định phân chia di sản thừa kế. Ngoài ra tài sản thừa kế cũng được chia cho một số người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

2.2  Tranh chấp tài sản thuê

Tranh chấp tài sản thuê là quá trình giải quyết tranh chấp tài sản phát sinh từ quan hệ đi thuê và cho thuê. Các quan hệ thuê và cho thuê hiện nay có thể kể đến như: Thuê mua tài sản nhà nước, Thuê mua tài chính, Thuê nhà sau bán khoán hóa giá nhà; các hợp đồng thuê nhà phổ biến làm nơi kinh doanh,...

Các hợp đồng thuê thường khá phức tạp, có nhiều yếu tố liên quan đến việc thuê và cho thuê, mục đích sử dụng tài sản thuê, thời gian thuê, thanh toán tiền thuê,... nên cũng hay xảy ra các tranh chấp trong lĩnh vực này.

2.3 Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản

Tranh chấp việc mua bán tài sản, các hợp đồng mua bán tài sản thường sẽ xảy ra trong trường hợp tài sản mua không đúng với những gì người mua nghĩ hay người bán mời chào. Việc thanh toán tiền mua tài sản cũng thường xảy ra tranh chấp do bên mua tài sản có thể chậm thanh toán, thanh toán không đúng, không đầy đủ hoặc không thanh toán. 

Các hợp đồng mua bán thường làm theo mẫu nhất định nên khi tranh chấp xảy ra thường khó khăn trong việc xử lý, phần lớn do các điều khoản hợp đồng chưa quy định rõ việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cầm cố, thế chấp, đặt cọc…

2.4 Tranh chấp tài sản vợ chồng

Tranh chấp tài sản vợ chồng là tranh chấp giữa vợ với chồng về quyền tài sản. Trên thực tế các tranh chấp này phát sinh trong việc ly hôn và chia tài sản. 

Các tranh chấp này xoay quanh việc xác định tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng, tài sản có trước hôn nhân, tài sản trong thời kỳ hôn nhân, nguồn hình thành tài sản hoặc tài sản có công sức đóng góp của con dâu khi về nhà chồng, tài sản có công sức đóng góp của con rể về nhà bố mẹ vợ, nguồn hình thành tài sản và công sức đóng góp vào khối tài sản chung của vợ chồng.

2.5 Tranh chấp tài sản chung

Tranh chấp tài sản chung bao gồm tranh chấp tài sản chung hợp nhất và tài sản chung theo phần.Tài sản chung hợp nhất phổ biến là tài sản của vợ chồng trong quá trình giải quyết ly hôn. Tài sản chung theo phần là tài sản được sử dụng và sở hữu chung, các đồng sở hữu tài sản, tài sản góp vốn kinh doanh, tài sản mua chung…

         Tài sản chung sẽ được xác định trên cơ sở đóng góp của từng người. Nếu tài sản chung đem vào quá trình kinh doanh thì tùy theo công sức đóng góp, lỗi làm cho tài sản chung bị giảm sút khi tranh chấp sẽ là cơ sở để xác định và phân chia tài sản chung sao cho hợp với thực tiễn và đúng với quy định của pháp luật.

3. Nội dung bản cam kết gồm những gì?

Soạn thảo các mẫu bản cam kết thì cần đảm bảo được những nội dung dưới đây:

– Người cam kết cần phải viết đầy đủ về thông tin như họ tên, mã số thuế, số chứng minh thư, ngày tháng năm sinh, đơn vị công tác, địa chỉ email và số điện thoại có thể liên hệ khi cần. Tất cả các nội dung liên quan đến thông tin cá nhân của người làm bản cam kết đều phải thật chính xác, cụ thể và rõ ràng nhất có thể.

Tránh những trường hợp người đọc nội dung bản cam kết sẽ không thể biết được người làm mẫu bản cam kết này đó là ai trong trường hợp các thông tin trên khi không được kê khai một cách đầy đủ và chính xác nhất.

– Nội dung của giấy cam kết: Tuỳ thuộc vào việc người cam kết thực hiện Bản cam kết để làm gì, nội dung cam kết thuộc lĩnh vực khác nào.

Vậy nên trong quá trình soạn thảo giấy cam kết phải linh hoạt dựa vào những nội dung cụ thể cần có để viết mẫu bản cam kết sao cho phù hợp và nó đúng chuẩn nhất. Các nội dung ở trong mẫu bản cam kết đều cần được trình bày rõ ràng và đánh theo số thứ tự từ một, hai, ba… để giúp cho việc đọc trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Các nội dung trong mẫu bản cam kết đều cần được trình bày một cách gọn gàng, ngắn gọn, xúc tích và phải mang tính chính xác cao.

Ví dụ: tại giấy cam kết người lao động cam kết thực hiện nội quy lao động thì những người viết giấy cam kết cần phải ghi đầy đủ lại cam kết của mình như: sẽ hoàn thành xuất sắc các công việc mà được cấp trên giao phó, chấp hành theo mọi quy định làm việc của các công ty đó, có thời gian để làm việc ở tại đơn vị ít nhất là 02 năm

– Trong các bản cam kết chịu trách nhiệm cần phải ghi rõ việc nếu như vi phạm bất cứ một trong những điều khoản nào thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

– Chữ ký của người thực hiện bản cam kết.

4. Mẫu giấy cam kết và hướng dẫn cách viết giấy cam kết

Mẫu bản cam kết (hay giấy cam kết) được thực hiện khá đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau trên mọi mặt của đời sống xã hội như: Văn bản cam kết trả nợ; bản cam kết hoàn thành khối lượng công việc đang thi công; bản cam kết giao hàng đúng tiến độ; cam kết không vi phạm, tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật;...

- Phần nội dung bản cam kết

Ghi rõ nội dung cam kết của cá nhân hoặc tổ chức bao gồm: Nội dung cam kết, thời gian thực hiện cam kết, đề nghị khác........

Ví dụ:

- Đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước;

- Thanh lý mọi hợp đồng đã ký kết với các tổ chức, cá nhân;

- Chưa mở tài khoản tại bất kỳ ngân hàng nào;

- Thực hiện nghĩa vụ với người lao động;

- Không có nợ nần với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào

Bản cam kết sẽ phải gửi đến cá nhân hay tổ chức liên quan trực tiếp đến bản cam kết.

Thông tin của cá nhân/tổ chức viết bản cam kết như:

- Tên cá nhân/tổ chức: ghi rõ tên của cá nhân hoặc tổ chức tham gia cam kết.

- Mã số thuế (nếu có): ghi rõ mã số thuế của cá nhân hoặc tổ chức, cơ quan.

- Số CMND/hộ chiếu/ĐKKD: ghi rõ số chứng minh nhân dân đối với cá nhân hoặc giấy phép kinh doanh đối với tổ chức, cơ quan.

- Ngày cấp: ghi rõ ngày cấp CMND hoặc ĐKKD.

- Nơi cấp: ghi rõ nơi cấp CMND hoặc ĐKKD.

- Địa chỉ cư trú/trụ sở: ghi rõ địa chỉ thường trú của cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở của tổ chức.

- Nơi làm việc(nếu có): ghi rõ địa chỉ công ty làm việc, tên công ty.

- Điện thoại liên hệ: ghi rõ số điện thoại của cá nhân hoặc của tổ chức.

Trong phần nội dung ghi rõ các nội dung về các vấn đề cần cam kết. Cuối cùng ghi rõ trách nhiệm về tính chính xác của thông tin nêu trên và ký xác nhận.

 Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …….. tháng ……….. năm ….

GIẤY CAM KẾT

(Về việc không có tranh chấp, khiếu nại về đất đai)

Kính gửi: – Ủy ban nhân dân ………

Tên tôi là: ………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …..

Do: ……….. Cấp ngày: …………

Nơi đăng ký hộ khẩu thưởng trú: ……

Xin tường trình về nguồn gốc sử dụng nhà, đất tại địa chỉ: ………..

Đường: ……. Phường (xã, thị trấn): …

Quận (Huyện): ……….

Diện tích đất: ………… m2

Thuộc lô số: …….; Thửa đất số: ….

Thuộc tờ bản đồ số: ………

Thời điểm sử dụng: …………

Mục đích sử dụng: ………….

Mảnh đất do tôi quản lý và sử dụng hiện không có tranh chấp hay khiếu nại liên quan đến ranh giới thửa đất.

Lý do xin cam kết: …………

Tôi xin cam kết những nội dung nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có xảy ra tranh chấp, khiếu nại tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính đề nghị Quý Cơ quan xem xét và giải quyết nguyên vọng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Uỷ ban nhân dân …………

 

 

Ngày…….tháng……. năm…………

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(ký tên, đóng dấu)

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

5. Khi nào cần dùng mẫu giấy, biên bản cam kết?

Bản cam kết được dùng phổ biến trong đời sống, công việc khi hai bên có sự thỏa thuận, thống nhất với nhau và bạn sẽ chịu trách nhiệm về thỏa thuận đó nếu không hoàn thành. Hoặc cam kết chịu trách nhiệm về một vấn đề một việc gì đó với một ai đó. Như Bên B sẽ cam kết thực hiện những điều khoản đã ghi trong hợp đồng, nếu làm sai thì bên A có quyền xử phạt hoặc khởi kiện. Hoặc cam kết vi phạm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường, hoặc bị xử lý kỷ luật khi làm trái quy định của Công ty …. Bản cam kết mang tính chất hành chính, dân sự nhưng đồng thời cũng là thủ tục để giúp hai bên có thể tạo được sự tin tưởng, thống nhất trong cách làm việc với nhau. Đồng thời khi có tranh chấp đây có thể được coi là một loại tài liệu, chứng cứ quan trọng.

Giấy cam kết ngày nay được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, ngành nghề, có thể kể đến như:

  • Cam kết đảm bảo an toàn thi công trong xây dựng;
  • Cam kết về việc đất không có tranh chấp đất đai trong giao dịch mua bán đất;
  • Cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng lao động; chấp hành nội quy lao động, đảm bảo thời gian làm việc…
  • Cam kết về chất lượng và số lượng hàng hóa…

 

Đánh giá

0

0 đánh giá