Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

256

Trả lời Câu 4 trang 23 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Mùa xuân nho nhỏ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ

Câu 4 trang 23 Ngữ văn 9 Tập 1Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ

Lời giải:

Cách 1:

- «Mùa xuân» danh từ - một khái niệm thời gian, kết hợp với « nho nhỏ » tính từ, là một từ láy

- Đây là một ẩn dụ, một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ

+ « Mùa xuân nho nhỏ » là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Nhan đề này thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”  là ẩn dụ cho lẽ sống cao đẹp của nhà thơ, muốn dâng hiến những gì đẹp nhất của đời mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc; ước nguyện cống hiến rất lặng lẽ, khiêm nhường.

 - Tác giả nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

Cách 2:

Ý nghĩa nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”:

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ.

+ “Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực - đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa vạn vật sinh sôi, nảy nở,...

+ “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất, tràn đầy sức sống nhất của cuộc đời mỗi con người.

- Từ láy “nho nhỏ” vừa gợi nên vẻ đẹp xinh xắn, duyên dáng, đáng yêu của mùa xuân vừa thể hiện ước nguyện giản dị, khiêm nhường của nhà thơ.

→ Nhan đề thể hiện ước nguyện, khát vọng đơn sơ, giản dị mà rất đỗi chân thành, tha thiết của mình: muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất - dù bé nhỏ - của mình để hoà vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.

→ Qua đây, ta thấy được sự hoà quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

Đánh giá

0

0 đánh giá